Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

40 câu hỏi tìm hiểu về Thánh Lễ - Câu 39

Câu 39: Để cử hành thánh lễ, người ta có thể thay thế bánh miến và rượu nho bằng các thứ khác, chẳng hạn bằng cơm và trà ở Châu Á, hoặc bằng bánh khoai mì và rượu thốt nốt bên Phi Châu được không?

39. Để c hành thánh l, người ta có th thay thế bánh miến và rượu nho bng các th khác, chng hn bng cơm và trà ở Á Châu, hoc bng bánh khoai mì và rượu tht-nt bên Phi Châu được không?

 

 

Ngày nay, Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới và Công Đồng Vaticanô II mong muốn mỗi dân tộc diễn tả đức tin theo truyền thống văn hóa riêng của mình. Vậy tại sao không thích nghi bữa tiệc Thánh Thể với bữa ăn truyền thống của mỗi dân tộc ?

 

Bánh miến (làm bằng bột mì) và rượu nho có vẻ quá gắn bó với nền văn hoá Cận Đông và Tây Phương. Nhưng chúng ta đừng quên rằng Chúa Giêsu là người Do-thái, chính Người đã dùng bánh miến và rượu nho để lập phép Thánh Thể.

 

Dùng bánh miến và rượu nho cũng là một cách để nhớ lại rằng Thiên Chúa đã đi vào Lịch Sử. Mạc khải Kitô giáo đã được thực hiện trong một nơi chốn rõ rệt và một thời điểm nhất định. Khi chúng ta tuân theo huấn lệnh của Chúa Giêsu “Hãy làm vic này để nh đến Thy”, chúng ta phải để ý đến những điều kiện cụ thể này của việc Người nhập thể.

 

Đàng khác, chúng ta đừng quên biểu tượng phong phú của bánh miến và rượu nho trong Kinh Thánh, thí dụ :

 

- “Thầy là bánh hng sng” (Gioan 6, 35.48). “Thy là bánh t tri xung. Ai ăn bánh này sẽ sng đời đời” (Gioan 6, 51). (Bánh ở đây phải hiểu là bánh miến).

- “Thầy là cây nho tht” (Gioan 15, 1). “Thy là cây nho, các con là ngành nho... (Gioan 15, 5).

“Bánh miến”“cây nho” là hai đề tài rất thường gặp trong Kinh Thánh.

 

Do đó, hai thứ thực phẩm này, hơn hẳn mọi thứ khác, nêu bật ý nghĩa về mối giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa và loài người, được đóng ấn trong Đức Giêsu Kitô và được cử hành trong mỗi thánh lễ.

 

Lm Giuse Vũ Thái Hòa.


Trở lại      In      Số lần xem: 3157
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  20
 Hôm nay:  1253
 Hôm qua:  3145
 Tuần trước:  24007
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12344403

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn