Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển III - Nhiệm Vụ Giáo Huấn Của Giáo Hội - Điều 793 - 833

Bộ Giáo Luật: Quyển III - Nhiệm Vụ Giáo Huấn Của Giáo Hội - Điều 793 - 833 

Quyển III. Nhiệm Vụ Giáo Huấn Của Giáo Hội điều 793 - 833

ĐỀ MỤC 3: GIÁO DỤC CÔNG GIÁO

Điều 793

#1. Các bậc cha mẹ, cũng như những người thay quyền cha mẹ, có nghĩa vụ và có quyền giáo dục con cái mình; cá bậc cha mẹ Công giáo cũng có nghĩa vụ và cũng có quyền chọng những phương tiện và những trường học, để nhờ đó họ có thể lo liệu việc giáo dục Công giáo cho con cái họ một cách chu đáo hơn, tùy  theo hoàn cảnh địa phương.

#2. Các bậc cha mẹ cũng có quyền  được xã hội dân sự giúp đỡ những gì họ cần đến để bảo đảm cho việc giáo dục Công giáo con cái họ.

Điều 794

#1. Với tư cách đặc biệt nghĩa vụ và quyền giáo dục thuộc về Giáo Hội , bởi vì  chính Chúa đã trao cho Giáo Hội sứ mạng giúp đỡ loài người, để họ có thể đạt tới sự viên mãn của đời sống Kitô giáo.

#2.Các chủ chăn linh hồn có bổn phận phải chuẩn bị để mọi tín hữu đều được hưởng một nền giáo dục Công giáo.

Điều 795

Vì việc giáo dục chân chính phải nhằm mục đích đào tạo toàn diện con người, và dồng thời phải hướng về  mục đích tối hậu  của con người cũng như lợi ích chung của xã hội cho nên các trẻ em và các thanh thiếu niên phải được đào tạo thế nào để họ có thể phát triển cách hài hòa những tài năng thể lý, luân lý và trí tuệ  của mình, để họ có được một ý thức hoàn hảo hơn về trách nhiệm và biết sử dụng đúng đắn sự tự do của mình , và để họ trở thành  những người có khả năng tham gia tích cực vào đời sống xã hội.

CHƯƠNG 1: TRƯỜNG HỌC

Điều 796

#1. Trong số các phương tiện giáo dục, các Kitô hữu  phải nhận thức rằng các trường học có một  tầm quan trọng đặc biệt vì trường học là sư trợ lực chính yếu của cha mẹ trong nhiệm vụ giáo dục.

#2. Các bậc cha mẹ phải cộng tác chặt chẽ với   các giáo viên  mà họ đã ủy thác  việc giáo dục con cái mình ; còn các giáo viên khi thi hành nghiệp vụ phải cộng tác chặt chẻ với các bậc cha mẹ và phải vui lòng lắng nghe họ; phải thành lập và phải đề cao những hiệp hội hoặc những buổi gặp gỡ các phụ huynh.

Điều 797

Các bậc cha mẹ phải được thật sự tự do  trong việc chọn trường học;bởi vậy các Kitô hữu phải liệu sao cho xã hội dân sự công nhận các bậc cha mẹ có quyền tự do ấy , đồng thời bảo vệ quyền tự do ấy, kể cả bằng những trợ cấp dựa vào đức công bình phân phối.

Điều 798

Các bậc cha mẹ phải trao phó con cái mình cho những trường học nào có một nền giáo dục Công giáo ; nếu không thể làm đuộc như  thế, các bậc cha mẹ buộc phải  liệu sao để có thể được một nền giáo dục Công giáo cần thiết cho con cái mình ngoài trường học.

Điều 799

Các Kitô hữu phải cố gắng thế nào để trong xã hội dân sự có được các luật lệ chi phối việc đào tạo thanh thiếu niên và bảo đảm việc giáo dục tôn giáo và luân lý của thanh thiếu niên  theo lương tâm của các bậc cha mẹ tại chính các trường học.

Điều 800

#1. Giáo Hội có quyền thành lập và điều khiển  các trường thuộc mọi ngành, mọi loại và mọi cấp.

#2. Các Kitô hữu phải cổ vũ các trường Công giáo bằng cách góp phần vào việc thành lập và nâng đỡ các trường ấy, tùy theo khả năng của mình.

Điều 801

Các hội dòng nào có sứ mệnh chuyên về giáo dục, thì phải trung thành duy trì sứ mệnh ấy và phải tích cực dấn thân vào việc giáo dục Công giáo, ngay cả trong những trường học của hội dòng được thành lập với sữ chấp của Giám Mục giáo phận.

Điều 802

#1. nếu không có các trường học đảm nhận một nền giáo dục thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, thì Giám  Mục giáo phận phải liệu sao để các trường ấy được thành lập.

#2. Ở đâu thấy thuận lợi, Giám Mục giáo phận phải liệu sao để những trường hợp chuyên nghiệp  và kỹ thuật được thành lập cùng với nhũng trường học khác do nhu cầu  đặc biệt đòi hỏi.

Điều 803

#1. Trường học Công giáo là trường do nhà chức trách có thẩm quyền Của Giáo Hội hoặc do một pháp nhân công của Giáo Hội điều hành, hoặc được nhà chức trách Giáo Hội nhìn nhận là như thế qua một văn bản.

#2. Việc dạy học và việc giáo dục trong một trường học Công giáo phải dựa trên những nguyên tắc của học thuyết Công giáo; giáo viên phải trổi vượt về đạo lý chân chính  và về đời sống trung thực

#3.Không một trường học nào, dù thực sự là Công giáo, được mệnh danh là trường học Công giáo, nếu không được sự chấp thuận của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội.

Điều 804

#1. Việc dạy học và việc giáo dục tôn giáo mang tính cách Công giáo được thực hiện trong bất cứ trường hợp nào, hoặc được truyền đi bằng những phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, đều phải tùy thuộc quyền bính của Giáo Hội; Hội Đồng Giám Mục ban hành nhũng quy tắc tổng quát liên quan đến phạm vi  hoạt động này, và các Giám Mục giáo phận tổ chức và giám sát phạm vi này.

#2. Đấng bản quyền địa phương phải liệu sao cho những giáo viên được chỉ định dạy về tôn giáo trong các trường học, kể cả các trường học không Công giáo, phải là nhũng người nổi bật về đạo lý chân chính, về chứng tá đời sống Kitô và về chuyên môn sư phạm.

Điều 805

Đấng bản quyền địa phương có quyền bổ nhiệm hoặc chuẩn nhận các giáo viên trong giáo phận mình để dạy về tôn giáo và cũng có quyền giải nhiệm họ hoặc yêu cầu họ bãi nhiệm, nếu có một lý do tôn giáo hay thuần phong mỹ tục đòi buộc.

Điều 806

#1. Giám Mục giáo phận có quyền trông mon và đi thăm các trường học Công giáo ở trong địa hạt của mình, kể cả những trường do các thành viên của các hội dòng thành lập hay điều khiển; ngài cũng có quyền ban hành những quy định liên quan đến việc tổ chức chung của các trường học Công giáo; các quy định này cũng có giá trị đối với những trường do các thành viên của các hội dòng đó điều khiển, miễn là vẫn giữ nguyên tính cách tự trị của hội dòng về việc điều hành nội bộ của các trường ấy.

#2. Dưới sự giám sát của Đấng Bản Quyền địa phương, các vị Điều Hành các trường học Công giáo phải liệu sao để việc giáng dạy ở trường mình phải có ít là cùng một trình độ  như ở các trường học khác trong miền, và phải trổi vượt về phương diện khoa học.

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO VÀ CÁC VIỆN CAO HỌC KHÁC

Điều 807

Giáo Hội có quyền thành lập và điều khiển các trường đại học để goáp phần đưa nền văn hóa nhân loại lên cao hơn  và thăng tiến con người cách đầy đủ hơn, cũng như để chu toàn nhiệm vụ giáo huấn của chính mình.

Điều 808

Không một trường đại học nào, dù thực sự là Công giáo, được mang tước hiệu hay được mệnh danh là trường đại học Công giáo, nếu không được sự chấp thuận của nhà chúc trách có thẩm quyền của Giáo Hội.

Điều 809

Nếu có thể và nếu thuận lợi, các Hội Đồng Giám Mục phải liệu sao để có những đại học hoặc ít là những phân khoa được phân phối cách thích hợp trong địa hạt mình, nhằm đào sâu và giảng dạy  các môn học khác nhau, tuy vẫn tôn trọng tính tự trị của các môn học ấy về mặt khoa học, nhưng phải lưu ý tới học thuyết Công giáo.

Điều 810

#1. Chiếu theo quy chế, nhà chức trách có thẩm quyền phải liệu sao để bổ nhiệm cho các đại học Công giáo như giảng viên trổi vượt chẳng những về khả năng khoa học và sư phạm, mà còn về giáo lý toàn vẹn và đời sống trung thực nữa, cũng như để giải nhiệm họ, nếu họ thiếu các điều kiện ấy.

#2. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục  liên hệ có bổn phận và có quyền lo liệu thế nào để các nguyên tắc của học thuyết Công giáo được trung thành tuân giữ trong các trường đại học ấy.

Điều 811

#1. Nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội phải liệu sao để thành lập trong các trường đại học công giáo một phân khoa, hoặc một học viện, hoặcít  là một diễn đàn thần học, trong đó cũng có những lớp học cho học viên giáo dân nữa.

#2. Trong mỗi trường đại học Công giáo phải có nhũng lớp thảo luận nhất là về những vấn nạn thần học liên hệ đến các môn học được dạy trong những phân khoa ấy.

Điều 812

Những người dạy các môn thần học trong bất cứ viện cao học nào đều phải có ủy nhiệm thư của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội.

Điều 813

Giám Mục giáo phận phải tha thiết quan tâm đến việc mục vụ cho các học viên, kể cả bằng việc thành lập một giáo xứ, hay ít ra bằng việc bổ nhiệm những tư tế cho nhiệm vụ ấy cách cố định, và ngài phải liệu sao để bên cạnh các trường đại học, kể cả các trường đại học không Công giáo, có những trung tâm đại học Công giáo để giúp đỡ giới trẻ, nhất là về mặt thiêng liêng.

Điều 814

Những quy định đã được ấn định cho các trường đại học cũng có giá trị như thế đối  với các viện cao học khác.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐẠI HỌC VÀ CÁC PHÂN KHOA GIÁO SĨ

Điều 815

Do sứ mạng loan báo chân lý mạc khải, Giáo Hội có những trường đại học riêng hay những phân khoa giáo sĩ, để đào sâu các môn học thánh hay  các môn học liên hệ với các môn học thánh và để đào tạo những học viên trong  chính các môn học ấy theo phương pháp khoa học.

Điều 816

#1. Các trường đại học và các phân khoa giáo sĩ có thể được thiết lập, nếu đã được Tông Tòa thiết lập hoặc phê chuẩn; việc chỉ đạo tối cao các trường đại học và các phân khoa ấy cũng thuộc về Tông Tòa.

#2. Mỗi trường đại học và mỗi phânkhoa dành cho giáo sĩ phải có những quy chế riêng trong chương trình học được Tông Tòa phê chuẩn.

Điều 817

Không một trường đại học nào có thể cấp văn bằng đại học có hiệu lực giáo luật trong Giáo Hội, nếu không được Tông Tòa thành lập hay phê chuẩn.

Điều 818

Những quy định đã được ấn định cho các trường đại học Công giáo trong các điều 810, 812 và 813, cũng có giá trị đối với các trường đại học và các phân khoa giáo sĩ.

Điều 819

Trong mức độ mà ích lợi của giáo phận hoặc của hội dòng, hoặc của chính Giáo Hội phổ quát đòi hỏi, các Giám Mục giáo phận hoặc các Bề Trên có thẩm quyền của các hội dòng phải gửi vào các trường đại học hay các phân khoa giáo sĩ những người trẻ, những giáo sĩ và những  tu sĩ xuất sắc về tính tình, đức hạnh và tài năng.

Điều 820

Các vị điều hành và các giảng viên của các trường đại học và các phân khoa giáo sĩ phải liệu sao  cho các phân khoa khác nhau của trường đại học cộng tác với nhau trong mức độ mà vấn đề cho phép, và cũng phải liệu sao cho các phân khoa khác nhau của trường đại học cộng tác với nhau trong mức độ mà vấn đề cho phéo, và cũng phải liệu sao cho trường đại học phân khoa khác, cho dầu không dành cho giáo sĩ, nhờ ự cộng tác đó các trường đại học và các phân khoa ấy hioe65p thương với nhau làm việc qua những cuộc gặp gỡ, qua những cuộc nghiên cứu khoa học phối hợp và bằng những phương tiện khác, để làm cho khoa học tiến bộ thêm.

Điều 821

Ở đâu có thể được, Hội đồng Giám Mục giáo phận phải liệu sao để thành lập những viện cao học về khoa học tôn giáo, trong đó phải dạy các môn thần học và các môn  học khác liên quan đến văn hóa Kitô giáo.

ĐỀ MỤC 4: CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
VÀ CÁCH RIÊNG SÁCH BÁO

Điều 822

#1.Khi sử dụng quyền riêng của Giáo Hội để chu toàn nhiệm vụ của mình ,các vị chủ chăn của Giáo Hội  phải cố gắng dùng các phương tiện truyền thông xã hội.

#2. Chính các vị chủ chăn ấy phải lo dạy các tín hữu biết bổn phận của họ là phải cộng tác thế nào để tinh thần nhân bản và Kitô giáo làm sinh động việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.

#3. Tất cả mọi Kitô hữu, nhất là những người tham gia cách nào đó vào việc tổ chức hay sử dụng các phương tiện ấy, phải quan tâm giúp đỡ sinh hoạt mục vụ thế nào để Giáo Hội thi hành nhiệm vụ của mình cách hữu hiệu qua các phương tiện  ấy.

Điều 823

#1. Để bảo tồn sự toàn vẹn của đức tin và phong hóa các chủ chăn của Giáo Hội  có bổn phận và có quyền liệu sao cho các tác phẩm hay việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội không phương hại đến đức tin hay phong hóa của các Kitô hữu; các ngài cũng có bổn phận  và có quyền đòi kiểm duyệt những tác phẩm liên quan đến đức tin hay phong hóa do các Kitô hữu đề nghị xuất bản và loại bỏ những tác phẩm nguy hại cho đức tin ngay lành và cho thuần phong mỹ tục.

#2. Bổn phận và quyền được nói đến ở #1 thuộc về các Giám Mục, cách riêng rẽ cũng như khi họp nhau trong các công đồng địa phương hay trong các Hội Đồng Giám Mục, với các Kitô hữu đã được trao cho các ngài coi sóa, nhưng bổn phận và quyền đó thuộc về quyền bính tối cao của Giáo Hội, đối với tòa thể dân Chúa.

Điều 824

#1. Trừ khi đã ấn định cách khác,Đấng Bản Quyền địa phương cho phép xuất bản sách hoặc phê cuẩn sách để xuất bản, theo các điều của đề mục này, là Đấng Bản Quyền địa phương của tác giả hoặc Đấng Bản Quyền  địa phương tại nơi xuất bản sách.

#2. Những quy định về sách được ấn định trong các điều của đề mục này được áp dụng cho tất cả mọi tất phẩm được dự định  xuất bản, trừ khi đã thấy rõ cách khác.

Điều 825

#1. Chỉ được xuất bản sách Thánh Kinh với sự phê chuẩn của Tông Tòa hoặc của Hội Đồng Giám Mục; cũng vậy để xuất bản các bản dịch Thánh Kinh bằng tiếng bản xứ, các bản dịch ấy phải được chính nhà chức trách đó phê chuẩn và đồng thời phải có nhũng chú giải cần thiết và đầy đủ.

#2. Với phép của Hội Đồng Giám Mục, các Kitô hữu Công giáo  có thể soạn và xuất bản những bản dịch Thánh Kinh  với nhũng chú giải  thích hợp, kể cả với sự cộng tác của các anh em ly khai.

Điều 826

#1. Phải giữ các quy định  của các điều 838 về các sách phụng vụ.

#2. Để tái bản các sách phụng vụ và các bản dịch của sách phụng vụ tiếng bản xứ hoặc một phần của các sách ấy, thì phải chắc chắn là các sách ấy phù hợp với sách xuất bảnđã được phê chuẩn do  lòi chứng thực của Đấng Bản Quyền địa phương tại nơi xuất bản sách.

#3. không được xuất bản các sách kinh để các tín hữu dùng chung hoặc riêng, nếu không có phép của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 827

#1.Để xuất bản các sáh giáo lý, hoặc các tác phẩm khác liên quan đến việc giảng dạy giáo lý, hoặc các bản dịch của các sách ấy, phải có sự phê chuẩn của Đấng Bản Quyền địa phương, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 775 #2.

#2. Trừ khi đã được xuất bản với sự phê chuẩn của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội, hoặc được nhà chức trách nầy chuẩn  nhận sau khi xuất bản, các sách bàn bàn về những vấn đề liên quan đến Thánh Kinh, thần học, giáo luật , giáo sử hay các môn học về tông giáo hay luân ký, không được sử dụng như là những bản văn căn bản để giảng dạy trong các trường tiểu học, trung học hoặc cao học.

#3. Nên  trao cho Đấng Bản Quyền kiểm duyệt các sách bàn về đến những vấn được đề nói đến ở #2, cho dù các sách  đó không được dùng  làm bản văn để giảng dạy, cũng như những tác phẩm có nội dung liên quan đặc biệt đến tôn giáo hay sự đứng đắn của phong hóa.

#4. NHững sách hay những tác phẩm khác bàn về những vấn đề tông giáo hay luân lý không thể được trưng bày, bán hoặc phát trong các nhà thờ hay nhà nguyện, nếu các sách ấy  đã không được nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội cho phép xuất bản hoặc đã không được nhà chức trách ấy chuẩn nhận sau khi xuất bản.

 Điều 828

Không được phép tái bản những bộ sưu tập, các sắc lệnh và văn kiện đã được nhà chức trách Giáo Hội xuất bản, nếu không được chính nhà chức trách ấy cho phép trước, và nếu không tuân giữ cácđiều kiện do chính nhà chức trách ấy đặt ra.

Điều 829

Việc phê chuẩn hay việc cho phép xuất bản một tác phẩm  chỉ có giá trị đối với nguyên bản, chứ không có giá trị  đối với các la62nta1i bản khác hay cho các bản dịch.

Điều 830

#1. Tuy mỗi Đấng Bản Quyền có toàn quyền trao về việc kiểm duyệt  các sách cho những người được ngài chuẩn nhận, nhưng Hội Đồng Giám Mục có thể lập danh sách kiểm duyệt viên trổi vượt về kiến thức, về đạo lý ngay lành  và về không ngoan , để phục vụ các tòa giám mục giáo phận, hoặc cũng có thể thiết lập một ban kiểm duyệt để các Đấng Bản Quyền  địa phương có thể tham khảo ý kiến.

#2.Khi thi hành nhiệm vụ của mình , kiểm duyệt viên phải loại bỏ  mọi thiên vị và chỉ cần chú ý đến học thuyết của Giáo Hội  về đức và phong hóa mà thôi, như đã được huấn quyền của Giáo Hội trình bày.

#3. Kiểm duyệt viên phải cho biết ý kiến  mình bằng văn ản, nếu là ý kiến thuận, thì Đấng Bản Quyền phải cho phép xuất bản, theo sự phán đoán khôn  ngoan của mình, bằng cách ghi rõ tên mình , cũng như ngày và nơi cho phép; nếu Đấng Bản Quyền không cho phép xuất bản, thì ngài phải thông báo cho tác giả biết các lý do từ  chối.

Điều 831

#1. Khi các Kitô hữu không được viết gì trong các nhật báo, tập san, tạp chí định kỳ thường công khai đã kích đạo Công giao hoặc thuần phong mỹ tục, nếu không có một lý do chính đáng và hợp lý, còn các giáo sĩ và các thành viên của hội dòng chỉ viết khi có phép của Đấng Bản Quyền địa phương mà thôi.

#2. Hội Đòng Giám Mục ấn định những quy tắc về nhữngđiều kiện phải  có để cho phép các giáo sĩ và các thành viên của các hội dòng được tham gia vào các buổi phát thanh hoặc truyền hình bàn về những vấn đề liên quan đến học thuyết Công giáo hoặc phong hóa.

Điều 832

Để có thể xuất bản những tác phẩmđề cập đến nh74ng vấn đề tôn giáo hay luân lý, các thành viên của các tu hội dòng cũng phải có phép của Bề Trên cấp cao của mình chiếu theo hiến pháp.

ĐỀ MỤC 5:  TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

Điều 833

Những vị sau đây buộc phải đích thân tuyên xưng đức tin theo công thức do Tông Tòa phê chuẩn;

10tất cả những vị tham dự Công Đồng chung hay công đồng địa phương. Thượng Hội Đồng Giám Mục hay công nghị giáo phận, với quyền biểu quyết hay với quyền tư vấn, phải tuyên xưng đức tin trước mặt vị chủ tịch hoặc vị thụ ủy của ngài; còn vị chủ tịch phải tuyên xưng đức tin trước Công Đồng hoặc Thượng Hội  Đồng;

20những vị được vinh thăng Hồng Y phải tuyên xưng đức tin theo quy chế của Hồng Y đoàn;

30tất cả những vị được thăng chức Giám Mục; cũng như  những vị được đồng hóa với Giám Mục giáo phận phải tuyên xưng  đức tin trước mặt vị thủ ủy của Tông Tòa;

40Giám Quản giáo phận phải tuyên xưng đức tin trước ban tư vấn;

50các Tổng Đại Diện và các Đại Diện Giám Mục, cùng các Đại diện Giám Mục, cùng các Đại Diện tư pháp phải tuyên xưng đức tin trước mặt Giám Mục giáo phận hay vị thụ ủy của ngài;

60các cha sở , cha  giám đốc và các giáo sư thần học và triết học trong các chủng viện khi nhậm chức, các tiến chức phó tế, phải tuyên xưng đức tin trước mặt Đấng Bản Quyền địa phương hay  vị thụ ủy của ngài;

70 viện trưởng đại học dành cho giáo sĩ hay đại học Công giáo khi nhậm chức, phải tuyên xưng đức tin trước mặt vị Đại Chưởng Aán, hoặc nếu không có vị này, thì trước mặt Đấng Bản Quyền địa phương hay các vị thụ ủy của các ngài. Còn các giảng viên dạy các môn học liên quan đến đức tin hay luân lý trong bất cứ đại học nào, khi nhậm chức, phải tuyên xưng đức tin trước mặt viện trưởng, nếu vị này là tư tế, hoặc trước mặt Đấng Bản Quyền địa phương hay các vị thụ ủy của các ngài;

80các Bề Trên trong các hội dòng giáo sĩ và trong các tu đoàn tông đồ giáo sĩ phải tuyên xưng đức tin, chiếu theo quy tắc của hiến pháp.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 3375
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  2567
 Hôm qua:  3129
 Tuần trước:  24007
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12342572

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn