Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển I- Những nguyên tắc Tổng Quát ; Điều 129 - 179

Bộ Giáo Luật: Quyển I- Những nguyên tắc Tổng Quát ; Điều  129 - 179

Quyển I. Những Nguyên Tắc Tổng Quát điều 129- 179

ĐỀ MỤC 8: QUYỀN LÃNH ĐẠO

Điều 129

 #1. Những ngừơi có năng cách  giữ quyền lãnh đạo  trong Giáo Hội  là quyền do thiên định và cũng được gọi là những người đã lãnh nhận chức thánh .

#2. Các Giáo dân có thể cộng tác vào việc hành sử quyền này chiếu theo nguyên tắc của luật .

Điều 130

Quyền lãnh đạo tự nó được hành sử ở toà ngoài , nhưng đôi khi chỉ được hành sử ở toà trong mà thôi , do đó những hiệu quả mà việc hành sử quyền ấy phát sinh ở toà ngoài thì không được toà nầy công nhận , trừ khi luật ấn định điầu đó trong những trường hợp đã được xác định .

Điều 131

#1. quyền lãnh đạo được gọi là thường quyền khi nó được gắn liền với một giáo vụ do chính luật;được gọi là quyền thừa uỷ , khi nó được ban cho một người không qya trung gian của một giáo vụ .

#2.Thường quyền có thể hoặc là quyền riêng hoặc là quyền thay thế .

#3 Người nào quả quyết mình có quyền thừa uỷ , thì buộc phải chứng minh việc uỷ quyền ấy .

Điều 132

#1 .Các năng quyền thường xuyên  được chi phối do những quy định về quyền thừa ủy .

#2. Tuy nhiên, một năng quyền  thường xuyên được ban cho một Đấng Bản Quyền sẽ không chấm dứt khi vị ấy hết quyền , ngay cả khi vị ấy đã bắt đầu hành sử quyền đó , nhưng năng quyền ấy  chuyển sang bất cứ Đấng Bản Quyền nào kế vị trong chức vụ lãnh đạo , trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác trong chính hành vi ban năng quyền , hoặc nếu bản thân được chọn  vì phẩm cách cá nhân .

Điều 133

#1 Người được ủy quyền sẽ hành động vô hiệu , nếu vượt quá giới hạn được uỷ  nhiệm có liên quan đến các sự vật hoặc đến các nhân sự.

#2Người được ủy quyền vẫn làm trọn  những gì đã được uỷ nhiệm dù theo một phương thức khác không được xác định trong ủy nhiệm  thư , thì không vượt quá giới hạn được uỷ nhịêm của mình ,trừ khi chính người ủy nhiệm đã quy định phương thức phải làm để thành sự.

Điều 134

#1. Trong luật Đấng Bản Quyền ám chỉ , ngoài Đức Giáo Hoàng ra, Giám  Mục giáo phận và các vị lãnh đạo môt Giáo Hội  địa phương hay một cộng đoàn  tương đương với Giáo Hội địa phương , dấu chỉ là tạm thời , chiếu theo quy tắc của đìều 368, cũng như những vị có quyền hành pháp tổng quát thông thường  trong các nơi ấy , tức là các vị  Tổng Đại Diện ,các vị Đại Diện Giám  Mục:lại nữa. Các Bề Trên cấp cao của các hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng và các tu đoàn tông đồ giáo sị thuộc luật giáo hoàng , là nh74ng vị nắm giữ  ít là quyền hành  pháp thông thường đối với các thành viên của mình.

#2.Đấng Bản Quyền địa phương ám chỉ tất cả những vị  được liệt kê #1, trừcác vị Bề Trên của các hội dòng và của các tu đoàn tông đồ.

#3.Những gì các điều luật gán đích danh cho Giám mục giáo phậntrong phạm vi quyền hành pháp thì được coi là chỉ thuộc thẩm quyền Giám Mục giáo phận và các vị tương đương với Giám Mục theo điều 381 #2; chú không thuộc thẩm quyền vị Tổng Đại Diện là vị  Đại Diện Giám Mục , trừ khi các vị này có uỷ nhiệm  thư  đặc biệt .

Điều 135

# 1.Quyền lãnh đạo được phân chia thành quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp .

#2. Quyền lập pháp phải được hành sử theo thể thức do luật quy định , và quyền lập pháp do một nhà lập pháp dưới quyền bính tối cao nắm giữ thì không thể được uỷ quyền cách thành sự , trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác, nhà lập pháp cấp dưới không thể ban hành  cách thành sự một luật trái  ngược với luật cấp trên đã ban .

#3 Quyền tư pháp của các thẩm phán  hay của các thẩm phán đoàn phải được hành sử  theo thể thức theo thể thức do luật quy định , và không thể được ủy  quyền , trừ khi để hoàn thành các hành vi chuẩn bị  cho một sắc lệnh hoặc một bản án .

#4 Còn việc hành sử quyền hành pháp , phải  giữ những quy định của các điều khoản sau đây.

Điều136

Người có quyền hành pháp , ngay khi ở ngoài địa hạt của mình , vẫn có thể hành sử quyền ấy đối với các người thuộc quyền, cả khi họ vắng  mặt khỏi địa hạt , trừ khi thấy rõ cách khácdo bản chất sự việc hoặc do quy định của luật , người này cũng có thểthi hành quyền ấy đối với những lữ khách hiện đang cư ngụ trong địa hạt của mình, nếu liên quan đến việc ban ân huệ  hoặc thi hành những luật phổ quát hoặc luật địa phương mà họ buộc phải  giữ chiếu theo quy tắc của điều 13 #2, 20

Điều 137

#1. Quyền hành pháp thông thường có thể được thừa ủy đối với một hành vi riêng biệt hoặc đối với một tập hợp , trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

#2 Quyền hành pháp được Tông Toà  thừa uỷ có thể được chuyển ủy đối với một hành vi  riêng biệt  hoặc với một tập hợp  các trường hợp , trừ khi đuơng sự được chọn vì các phẩm cách cá nhân , hoặc việc chuyển uỷ đã minh nhiên bị cấm.

#3.Quyền hành pháp được thừa uỷ do một quyền bính khác có thường quyền bính khác có thường quyền , nếu đã đượcthừa uỷ đối với  một tập các trường hợp , thì chỉ có thể được chuyển uỷ đối với từng trường hợp một , còn nếu quyền hành pháp đã được thừ uỷ đối với một hành vi riêng biệthoặ cho nhiều hành vi nhất định , thì không thể được chuyển uỷ , trừ khi vị uỷ quyền minh nhiên ban phép .

#4. Không một quyền nào đã được chuyển uỷ , lại  có thể được chuyển uỷ lần nữa , trừ khi vị uỷ quyền minh nhiên cho phép .

Điều 138

Quyền hành pháp thông thườngvà quyền thừa uỷ đối với một tập hợp các trường  hợp  phải được giải thích theo nghĩa rộng , còn những quyền khác phải được gải thích theo nghĩa hẹp ; tuy nhiên người nào được thừa uỷ một quyền nào đó thì cũng được hiểu là họ đã được ban  những năng quyền cần thiết để hành sử quyền ấy .

Điều 139

#1 Trừ khi luật đã ấn định cách khác , việc một người nại đến  một hà chức trách có thẩm quyền nào đó ,dù là nhà chức trách có thẩm quyền nào đó , dù là nhà chức trách cấp trên không định chỉ quyền hành pháp thông thường  hoặc thừa uỷ của một nhà chức trách có thẩn quyền .

#2 .Tuy nhiên , một nhà chức trách  cấp dưới không nênxen vào công đã được trình lên một nhà chức trách cấp trên , trừ khi có một lý do nghiêm trọng và khẩn cấp ; trong trường hợp này , nhà chức trách cấp dưới phải tức khắc báo cho nhà chức trách cấp trên biết.

Điều 140

#1. Khi nhiều người đã được thùa uỷtheo cách lên đới để làm  cùng một công việc , người nào đã được khởi sự làm trứoc, thì sẽ loại trừ những người khác khỏi công việc đó , trừ khi sau đó ngừời ấy bị cản trở hoặc không muốn tiếp tục làm nữa.

#2 Khi nhiều người đã đựoc thừa uỷ theo cách hiệp đoàn để làm một công việc , thì mọi người đều phải làm chiếu theo quy tắc của điều 119, trừ khi uỷ nhiệm thư đã dự liệu cách khác

#3.Một quyền hành pháp  đựợc thừa uỷ cho nhiều người , thì được suy đoán là đã được thừa uỷ cho họ cách liên đới.

Điều 141

Khi có nhiều người  người thừa uỷ kế tiếp nhau , người phải giải quyết công việc là  người nhận được uỷ nhiệm  thư trước hr61t và uỷ nhiệm thư trước  hết và uỷ nhiệm thư đó chưa bị thu hồi .

Điều 142

 #1. Quyền thừa uỷ chấm dứt khi đã hoàn tất việc uỷ nhiệm , khi thời hạn đã mãn hay khi đã hết số trường hợp đã được thừa uỷ ; khi mục đích của việc  thừa uỷ không còn nữa ; khi người thừa uỷ trực tiếp  thông báo cho người được thừa uỷ biết lệnh thu hồi , cũng như khi người thừa uỷ biết là mình từ chối sự uỷ nhiệm và sự từ chối  này đã được người thừa uỷ chấp nhận ; nhưng việc thừa uỷ he61tquye62n , trừ khi thấy rõ điều đó trong những điều khoảng đính kèm.

#2. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào một quyền  thừa uỷ chỉ được thi hành bởi toà trong mà thôi , người được thừa uỷ hoàn thành một hành vi vì vô ý , khi thời hạn uỷ nhiệm đã mãn , thì hành vi đó vẫn thành sự .

Điều143

#1. Thường quyền chấm dứt khi giáo vụ gắn liền  với quyền ấy bị mất.

#2Trừ  khi luật dự liệu cách khác, thường xuyên bị đình chỉ, nếu có kháng cáo hay thượng cầu hợp pháp chống lại việc bãi nhiệm hay giãi nhiệm.

Điều 144

#1. Khi có lầm lẫn chung hoặc về sự kiện  hoặc về luật , cũng như khi có hồ nghi tích cực và hợp lý  hoặc về luật hoặc về sự kiện, thì Giáo Hội bổ khuyết quyền hành  pháp lãnh đạo ở toà trong  lẫn toà ngoài .

#2. Quy tắc này cũng được áp dụng cho những năng quyền được nói đến ở những điều  882,883 ,966.và 1111 #1 .

ĐỀ MỤC 9: GIÁO VỤ

Điều 145

#1. Giáo vụ là bất cứ nhiệm vụ nào đã được thiết lập một cách bền vững  hoặc do ý định của Thiên Chúa hay của Giáo Hội  để được thi hành  nhằm mục đích thiêng liêng.

# 2. Những nghĩa vụ và những quyền lợi riêng của từng giáo vu5d9u7o75c ấn định hoặc chính luật thiết lập  giáo vụ hoặc do sắc lệnh của nhà chức trách có thẩm quyền vừa thiết lập vừa trao ban giáo vụ ấy.

 

CHƯƠNG 1: BỔ NHIỆM VÀ GIÁO VỤ

Điều  146

Giáo  vụ không thể được thủ đắc cách thành sự nếu không có sự bổ nhiệm theo giáo luật.

Điều 147

Việc bổ nhiệm  vào một giáo vụ được thực hiện do sự tự ý  trao ban của nhà  chức trách  có thẩm quyền của Giáo Hội , do sự cắt đặt  của nhà chức trách  đó sau khi được giới thiệu , do sự chuẩn y  của nhà chức trách đó  sau khi cầu cử hoặc do sự chấp nhận của nhà chức trách đó sau khi thỉnh cử , và sau hết , do việc bầu cử đơn thường và do sự chấp nhận của người đắc cử , nếu việc bầu cử  không cần được chuẩn y .

Điều 148

Việc bổ nhiệm vào giáo vụ thuộc thẩm quyền nhà chức trách  nào thiết lập , canh tân và bãi bỏ giáo vụ , trừ khi luật đã ấn định cách khác.

Điều 149

#1 Để có thể đề cử vào một giáo vụ , đương sự phải thông hiệp với Giáo Hội  và có khả năng xứng hợp , nghĩa là hội đủ những đức tính mà luật phổ quát hay luật địa phương hoặc luật thành lập đòi phải có đối với giáo vụ ấy .

#2 Việc bổ nhiệm một người thiếu những đức tính cần thiết vào một giáo vụ chỉ vô hiệu khi luật phổ quat1hay luật địa phương  hoặc luật thành lập minh nhiên đòi phải  có để  việc bổ nhiệm  được hữu hiệu , bằng không , việc bổ nhiệm vẫn thành sự, nhưng có thể bị huỷ bỏ  do sắc lệnh  của nhà chức trách có thẩm quyền hoặc do bản án của toà án  hành chính .

#3. Việc bổ nhiệm  vào một giáo vụ do mại thánh , đương nhiên là vô hiệu .

Điều 150

Một giáo vụ hàm chứa toàn bộ việc coi sóc các linh hồn mà việc chu toàn giáo vụ này  đòi phải thi hành chức tư tế , thì không thể trao ban cách hữu hiệu cho người chưa có chức ấy .

Điều 151

Không được trì hoãn việc bổ nhiệm vào một giáo vụ hàm chứa việc coi sóc các linh hồn , khi không có lý do nghiêm trọng .

Điều 152

Không được trao cho ai hai nhiều giáo vụ không tương hợp với nhau , nghĩa là những giáo vụ không thể được chu toàn trong cùng một lu1cva2 do cùng một người.

Điều 153

#1Việc bổ nhiệm vào một giáo vụ  không khuyết vị theo luật thì đương nhiên vô hiệu , và không trở thành  hữu hiệu do sự khuyết vị sau đó .

#2. Tuy nhiên, nếu là một giáo vụ được trao ban trong một thời gian nhất định  chiếu theo luật , thì việc bổ nhiệm  có thể được thực hiện tr5ong vòng sáu tháng trước khi hết hạn , và có hiệu lực kể từ ngày  giáo vụ khuyết vị .

#3. Lời hứa ban một giáo vụ của bất cứ người nào không có một hiệu lực pháp lý nào cả .

Điều 154

Một giáo vụ khuyết vị  chiếu theo luật vẫn đang bị chiếm giữ cách bất hợp pháp có thể được trao ban , miễn là đã hợp thức tuyên bố rằng việc chiếm giữ trên là bất hợp pháp , và phải ghi lời tuyên bố đó trong văn thư trao ban.

Điều 155

Người nào thay thế một người  lơ đễnh hay bị cản trở để trao ban một giáo vụ , thì không gì thế mà có một quyền hành nào trên người đã nhận giáo vụ , nhưng tình trạng pháp lý của người này được thiết lập thích đáng như thể là việc bổ nhiệm đã được thực hiện chiếu theo quy tắc thông thường của luật.

Điều 156

Việc bổ nhiệm vào bất cứ giáo vụ nào phải được ghi trong  văn bản .

 

TIẾT 1: TỰ Ý TRAO BAN

Điều 157

Nếu luật không minh nhiên ấn định cách khác , việc bổ nhiệm vào những giáo vụ trong Giáo Hội địa phương qua việc tự ý trao ban  thuộc về Giám  Mục giáo  phận.

TIẾT 2: GIỚI THIỆU

Điều 158

#1. Người nào có quyền giới thiệu vào một giáo vụ  thì phải giới thiệu lên nhà chức trách có quyền bổ nhiệm vào giáo vụ đó trong vòng ba tháng , kể từ khi biết tin giáo vụ  khuyết vị , trừ khi đã đượcquy định cách hợp pháp .

#2 Nếu có quyền giới thiệu  thuộc về một hiệp đoàn hay một nhóm người , thì việc chỉ định người được giới thiệu phải được tiến hành theo những quy định của các điều 165-179.

Điều 159

Không được giới thiệu ai khi họ không muốn , vì thế , người được đề nghị có thể được giới thiệu , nếu họ không từ chối trong vòng tám ngày hữu dụng , sau khi đã được hỏi ý kiến.

Điều 160

#1 Người nào có quyền giới  thiệu thì có thể giới thiệu một hay nhiều người  hoặc cùng một lúc hoặc kế tiếp nhau .

# 2 Không ai có thể tự giới thiệu mình , nhưng một hiệp đoàn hay một nhóm người có thể giới thiệu một trong những thành viên của mình.

Điều 161

#1. Nếu luật không ấn định cách khác , ai đã giới thiệu một người  bị nhận xét  là không có khả năng xứng hợp , thì có thể giới thiệu  môy người khác trong vòng môt tháng , nhưng chỉ một lần mà thôi .

#2. Nếu người được giới thiệu  từ chối hoặc qua đời trước khi được bổ nhiệm , thì người có quyền giới thiệu  có thể sử dụng quyền của mình  một lần nữa trong vòng một tháng , kể từ khi biết tin người đó từ chối hoặc qua đời .

Điều 162

Người nào trong thời hạn hữu dụng chiếu theo các điều 1858 #1 và161 , đã không giới thiệu , cũng như nguời nào đã hai lần  giới thiệu một người bị nhận xét là không có khả năng xứng hợp,thì mất quyền giới thiệu  trong trường hợp này ; và nhà chức trách nào có nhiệm vụ bổ nhiệm  và giáo vụ khuyết vị , nhưng phải được Đấng  Bản Quyền riêng của người được bổ nhiệm đồng ý .

Điều 163

Nhà chức trách nào , chiếu theo quy tắc của luật có nhiệm vụ bổ nhiệm  người đã được giới thiệu ,thì phải bổ nhiệm người đã được giới thiệu cách hợp pháp mà họ nhận xét là có khả năng xứng hợp và đã chấp nhận ; còn nếu nhiều người được giới thiệu  cách hợp pháp đều  được nhận xét là có khả năng xứng hợp , thì nhà chức trách ấy phải bổ nhiệm một trong những người đó.

TIẾT 3: BẦU CỬ

Điều 164

Trừ khi luật đã dự liệu cách khác , phải giữ những quy định của các điều khoản sau đây trong các cuộc bầu cử theo giáo luật .

Điều 165

Trừ khi lụât hay quy chế hợp pháp của hiệp đoàn hoặc của nhóm đã dự liệu cách khác , nếu một hiệp đoàn  hay một nhóm người nào có quyền bầu cử vào một giáo vụ , thì  không được hoãn việc bầu cử quá ba tháng hữu dụng tính từ khi biết tin giáo vụ khuyết vị ; khithời hạn ấy trôi qua vô ích , thì nhà chức trách Giáo Hội có quyền chuẩn y việc bầu cử hay nhà chức trách Giáo Hội có quyền bổ nhiệm kế tiếp phải tự ý bổ nhiệm vào giáo vụ  khuyết vị.

Điều 166

#1 Chủ tịch hiệp đoàn  hoặc nhóm phải triệu tập mọi người thuộc hiệp đoàn hay thuộc nhóm ; nhưng khi mang tính cách cánhân , thì việc triệu tập có giá trị , nếu được thực hiện  tại nơi họ có cư sở hay bán cư sở nơi họ cư ngụ .

#2 Nếu một người nào đó trong số những người phải được triệu tập bị bỏ sót cho nên vắng mặt , thì việc bầu cử vẫn hữu hiệu , tuy nhiên , theo lời yêu cầu của đương sự , với điều kiện là có bằng chứng về sự bỏ sót và sự vắng mặt , thì nhà chức trách có thẩm quyền phải hủy bỏ việc bầu cử , dù đã được chuẩn y , miễn là phải rõ ràng theo pháp lý và việc khiếu nại đã được chuyển đi  trễ nhất là ba ngày , kể từ khi biết có cuộc bầu cử .

#3 Nếu hơn một phần ba cử tri bị bỏ sót , cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu , trừ khi mọi người  bị bỏ sót đã thực sự có  mặt.

Điều 167

#1. Sau khi đã được triệu tập cách hợp pháp , những người hiện diện đúng ngày và đúng nơi đã được ấn định trong lệnh triệu tập có quyền có bỏ phiếu qua thư hay qua người đại diện, trừ khi quy chế đã dự liệu cách khác hợp pháp .

#2 Nếu một người nào đó trong số các cử tri hiện diện tại nhà diễn ra cuộc bầu cử , nhưng không tham dự cuộc bầu cử được vì lý do sức khoẻ , thì những người kiểm phiếu phải thu phiếu do người ấy viết.

Điều 168

Dù một người có quyền nhân danh cá nhân mình bỏ phiếu với nhiều danh nghĩa , họ cũng chỉ có thể được chấp nhận cho bỏ phiếu nếu không thuộc về hiệp đòan hay nhóm .

Điều 170

Cuộc bầu cử đương nhiên vô hiệu , nếu trong đó tự do đã thực sự bị cản trở bằng bất cứ cách nào .

Điều 171

#1. Không có tư cách để bỏ phiếu .

10người không có khả năng thực hiện một hành vi nhân linh :

20người không có quyền bầu cử ;

30người bị tuyên kết hay tuyên bố vạ tuyệt thông , hoặc do bản án của toà án , hoặc do sắc lệnh ;

40người đã hiển nhiên lìa bỏ sự hiệp thông với Giáo Hội.

#2. Nếu một trong những người kể trên được chấp nhận cho bỏ phiếu , thì phiếu của người ấy không có giá trị , nhưng cuộc bầu cử vẫn hữu hiệu , trừ khi thấy rõ người đắc cử sẽ hội đủ số phiếu cần thiết , nếu loại phiếu ấy ra .

Điều 172

#1 Để thành sự ,phiếu phải  là:

10phiếu tự do : cho nên người nào do sợ hãi nghiêm trọng hoặc do man trá bị ép buộc trực tiếp hay gián tiếp phải bầu một người nhất định hoặc hiều người riêng rẽ, thì phiếu của người ấy vô giá trị ;

20phiếu kín, chắc chắn , tuyện đối, xác định .

#2 Các điều kiện đã được đặt ra cho việc bỏ phiếu trước khi bầu cử đều phải được coi như không có .

Điều 173

#1 Trứơc khi cuộc bầu cử bắt đầu , phải chỉ định ít nhất là hai người kiểm phiếu trong số những thành viên của hiệp đoàn hay của nhóm .

#2Người kiểm phiếu phải thu phiếu và kiểm tra trước mặt vị chủ toạ cuộc bầu cử xem số phiếu có đúng với số cử tri không , sau đó kiểm phiếu và công bố mỗi người được bao nhiêu phiếu.

#3Nếu số phiếu vượt  quá số người bỏ phiếu , thì cuộc bầu cử đó vô giá trị.

#4 Tất cả mọi văn bản của cuộc bầu cừ phải được người giữ  nhiệm vụ ghi chép cẩn thận , ít nhất phải có chữ ký của ngườiấy của vị chủ toạ và của các người kiểm phiếu, và phải được lưu trữ cẩn mật trong văn khố của hiệp đoàn.

Điều 174

#1 Trừ khi luật hoặc quy chế đã dự liệu cách khác ,cuộc bầu cử cũng có thể được thực hiện  bằng cách hiệp thương, miễn là các cử tri nhất trí thoả thuận  với nhau bằng văn bản để chuyển nhượng quyền  bầu cử lần ấy cho một hay nhiều người có khả năng xứng hợp hoặc thuộc về hiệp đoàn , hoặc ở ngoài hiệp đoàn , những người đó sẽ bầu cử nhân danh mọi người ,do năng quyền đã được lãnh nhận .

#2 Trong trường hợp một hiệp đoàn hoặc một nhóm chỉ gồm các giáo sĩ mà thôi , thì những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải có chức thánh; bằng không, cuộc bầu cử sẽ vô giá trị .

#3 Những người được chuyển nhượng quyền bầu cử phải tuân theo những quy định của luật về bầu cử , và phải giũ các điều kiện không trái ngược với luật được đặt ra cho việc hiệp thương, để cuộc bầu cử được hữu hiệu ; còn những điều kiện trái ngược với luật phải được coi như không có.

Điều 175

Việc hiệp thương chấm dứt và quyền bỏ phiếu trả về cho những người chuyển nhượng quyền :

10do hiệp đoàn hay do nhóm thu hồi trước khi bắt đầu thi hành ;

20do không thi hành một điều kiện nào đó được đặt racho việc hiệp thương ;

30do cuộc bầu cử đã xong , nhưng vô hiệu.

Điều 176

Trừ khi luật hay quy chế đã dự liệu cách khác, người nào đạt được số phiếu cần thiết , thì được coi như đắt cử  và vị chủ tịch hiệp đoàn hay nhóm phải tuyên bố như vậy , chiếu theo quy tắc của điều 119,10

Điều 177

#1 Việc bầu cử phải được thông báo ngay cho người đắc cử ; người này phải  cho  vị chủ tịch hiệp đoàn hoặc nhóm biết mình có chấp nhận hay không trong vòng  tám ngày hữu dụng , kể từ khi nhận được thông báo ;nếu không , việc bầu cử sẽ  không có hiệu lực .

#2. Nếu người đắc cử không chấp nhận , thì họ sẽ mất mọi  quyền lợi bắt nguồn từ việc bầu cử,dù sau đó có chấp nhận , họ cũng không lấy lại được những quyền ấy ,nhưng họ có thể được bầu lại ; hiệp đoàn hay nhóm phải tiến hành một cuộc bầu cử  khác trong vòng một tháng , kể từ khi biết ti n người đắc cử không chấp nhận.

Điều 178

Ngay sau  khi chấp nhận việc bầu cử , người đắc cử giữ giáo vụ ngay với đầy đủ mọi quyền lợi ,nếu việc bầu cử không cần được chuẩn y; bằng  không , họ chỉ được quyền nhận giáo vụ.

Điều179

#1.Nếu việc bầu cử  cần phải được chuẩn y, thì người đắc cử phải  đích thân hoặc nhờ người khác  xin nhà chức trách có thẩm quyền chuẩn y trong vòng tám ngày hữu dụng , kể từ khi chấp nhận việc bầu cử ;bằng không họ sẽ mất mọi quyền lợi , trừ khi họ chứng minh được rằng mình chưa xin chuẩn y đượcvì có một ngăn trở chính đáng .

#2 .Nếu thấy đắc cử có khả năng xứng hợp chiếu theo quy tắc của điều 149 31, và nếu việc bầu cử  đã được thực hiện đúng luật, thì nhà chức trách có thẩm quyền không thể từ chối việc chuẩn y.

# 3. Việc chuẩn y phải được viết trên giấy tờ.

# 4. Trước khi nhận được văn thư chuẩn y, người đắc cử không được phép  xen mình vào việc thi hành giáo vụ về mặt thiêng liêng hoặc về mặt vật chất , và giả như họ có thực hiện hành vi nào , thì hành vi đó sẽ vô hiệu .

#5.Ngay sau khi nhận đượcvăn thư chuẩn y , người đắc cử đương nhiên giữ giáo vụ , trừ khi luật đã dự liệu cách khác .

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2419
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  26
 Hôm nay:  1240
 Hôm qua:  3145
 Tuần trước:  24007
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12344390

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn