Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Phân tích và Chia sẻ Lời Chúa Chúa Thứ Tư Tuần III Thường Niên năm chẵn.

Phân tích và chia sẻ Lời Chúa thứ tư tuần III thường niên năm chẵn.

 

Phân tích và Chia sẻ - Lời Chúa thứ Tư tuần III Thường niên năm chẵn.
(29/01/2014) - (Mc 4, 1-20)

 



NGUYÊN VĂN BÀI TIN MỪNG:

Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. 

Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ: Các người nghe đây. Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe!”

Khi còn một mình Đức Giê-su, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”

Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn? Người gieo giống đây là người gieo lời. Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.

Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận, nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.

Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời, nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.

Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm.” 
_______________________________

PHÂN TÍCH & CHIA SẺ:

Thánh sử Marcô đã dành trọn Chương IV để trình bày 05 dụ ngôn liên tiếp, đó là:

+ Dụ ngôn Người gieo giống.
+ Dụ ngôn Cái đèn.
+ Dụ ngôn Đấu đong.
+ Dụ ngôn Hạt giống tự mọc lên.
+ Dụ ngôn Hạt cải.

Dụ ngôn Người gieo giống là Dụ ngôn quan trọng nhất, nó quan trọng không những do vẻ “đồ sộ” khi so sánh với các dụ ngôn khác, mà nó còn được chính Đức Giêsu giải thích. Như vậy khi đọc dụ ngôn này, độc giả sẽ hiểu cách chắc chắn không sợ sai lầm khi đi tìm ý nghĩa của nó.

Ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao Đức Giêsu lại dùng dụ ngôn mà không nói trực tiếp? Xin thưa: vì Nước Trời là một thực tại siêu hình, ngôn ngữ con người không thể diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của nó. Một bên là vô hình, không giới hạn còn bên kia là cả sự giới hạn và thiếu sót, nếu dùng cái giới hạn để diễn tả cái không giới hạn, đó sẽ là sự liều lĩnh. Nhưng Đức Giêsu vẫn phải dùng ngôn ngữ con người để diễn tả, vì không dùng nó thì phải dùng cái gì bây giờ. Chính vì phải dùng ngôn ngữ con người, nên Ngài sẽ dùng những dụ ngôn, những hình ảnh sống động để diễn tả thực tại vô hình. Dù sao đi nữa, khi dùng hình ảnh đời thường, người bình dân sẽ dễ dàng tiếp thụ hơn. Đó là lý do Đức Giêsu hay dùng dụ ngôn.

Dụ ngôn Người gieo giống được cả 03 Thánh sử Nhất lãm tường thuật: Matthêu (Mt 13, 1-23); Marcô (Mc 4, 1-20); Luca (8, 4-15)

“Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ.”

“Lại bắt đầu”, cụm từ để chỉ một thói quen, Đức Giêsu vẫn thường ra ven Biển Hồ để giảng dạy dân chúng. Đó là nơi thích hợp, đáp ứng cho dân chúng đến với Ngài mà Marcô luôn diễn tả, đó là một biển người. Nhưng Biển hồ là gì? Tại sao vừa là biển lại vừa là hồ, nó ở đâu, rộng lớn thế nào, có yên tĩnh không, Marcô không đề cập đến. Qua tài liệu để lại, ta sẽ có một khái niệm về Biển Hồ như sau: 

Nước Do Thái, có 02 biển hồ, tên là Biển hồ Galilê – Biển Chết.

Cả hai biển này giống nhau ở chỗ, đều được nước sông Jordan chảy vào, nhưng khác nhau ở đầu chảy ra.

+ BIỂN CHẾT.

Không có đầu chảy ra, nên nước vào hồ sẽ bị giữ lại. Chính vì bị giữ lại, nên nước trong hồ ngày càng mặn. Đến một thời điểm nó mặn đến nỗi không có sinh vật nào sống được, nên có tên: Biển Chết. Nó tượng trưng cho loại người sống ích kỷ, không biết mở lòng mình ra với tha nhân, họ sẽ chẳng có ích cho ai và cho dù đang sống nhưng họ vẫn bị coi như đã chết, vì họ không được lưu lại trong tâm trí của bất kỳ người nào.

+ BIỂN GALILÊ (là Biển Hồ trong Bài Tin mừng này).

Tác giả Nguyễn Thiên Ý trong trang Web “Nhu Liệu Thánh Kinh Online” viết như sau: “Nước biển này là do nước sông Jordan dâng cao mà tràn vào. Vì nước sông chảy vào biển này lại có cửa thoát ra nên biển Ga-li-lê có nhiều cá, nước ngọt, trong và sạch.

Biển Ga-li-lê ở vào phía đông tỉnh Ga-li-lê: mặt nam bắc dài độ 19 cây số, mặt đông tây chỗ rộng nhứt được độ 11 cây số. Mặt nước biển nầy thấp hơn biển lớn (Địa trung hải) 200m. Phía đông và phía tây có đồi núi bao bọc cao đến 300m. Nhưng bề mặt tây bắc thì núi thấp hơn. Phía đông nam biển nầy tên xưa gọi là Ki-nê-rết, vì ngày xưa có tên đất đó. Trong đời Đức Giêsu, bờ biển có vài thành lớn như Ti-bê-ri-át, Bết-sai-đa, Ca-bê-na-um và Cô-ra-xin. Dân cư trong các thành đó phần nhiều làm nghề chài. Đất ở đấy vì có núi bao bọc nên đỉnh núi có băng tuyết, nước biển nóng cộng với khí hậu nóng, lạnh thay đổi đột ngột , nên thường có bão thình lình. Biển Ga-li-lê vừa phản chiếu sự yên lặng của mặt nước, vừa phản chiếu sự ồn ào của bầu trời, có thể làm thí dụ về Đức Giêsu là Đấng phản chiếu sự yên nghỉ và quyền năng vô hạn của Đức Chúa Cha ở trên trời.

(Hết trích)

“Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều.”

Marcô luôn diễn tả cảnh dân chúng đến với Đức Giêsu bằng những từ ấn tượng, hôm nay ông dùng cụm từ “rất đông” để chỉ một biển người tụ họp quanh Đức Giêsu. Chưa bao giờ dân Do Thái lại khao khát Lời Chúa đến như vậy, có lẽ đó là nguồn cảm hứng để Đức Giêsu đưa ra dụ ngôn đầu tiên, đó là Dụ ngôn Người gieo giống, gieo lời Thiên Chúa.

Đây là lần đầu tiên Đức Giêsu phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ, để tiếng nói của Ngài được to hơn, vang hơn. Cũng với quang cảnh này, Đức Giêsu sẽ giảng dạy dân chúng về thực tại Nước Trời bằng những dụ ngôn, có tất cả 05 dụ ngôn mà ta đã đề cập.

GIỚI THIỆU DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG

“Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ: Các người nghe đây. Người gieo giống đi ra gieo giống.”

Marcô muốn cho độc giả biết, đây là dụ ngôn đầu tiên, Dụ ngôn người gieo giống. Là Kitô hữu, ai cũng được nghe dụ ngôn này vài lần trong đời, nó thật dễ hiểu nhưng diễn tả sâu sắc một thực tại, đó là Lời Chúa. Lời Chúa được gieo vào thế gian này như thế nào, số phận của nó ra sao, kết quả có ấn tượng không?

Nhưng điều mà ta muốn nói đến ở đây, Marcô không giới thiệu tiêu đề như lối thông thường: “Sau đây là Dụ ngôn gieo giống”, nhưng ông đã giới thiệu nó bằng 01 câu hoàn chỉnh: “Người gieo giống đi ra gieo giống.” có nghĩa ngay từ dòng đầu tiên đến dòng cuối cùng của Dụ ngôn luôn sinh động. Thiên Chúa luôn làm việc, gieo lời Ngài xuống thế gian ngay từ phút đầu tiên. Và lời Ngài còn gieo mãi cho đến ngày tận thế.

NỘI DUNG DỤ NGÔN

“Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trăm.” Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe!”

Người gieo giống trong dụ ngôn này là Thiên Chúa, hạt giống ở đây là Lời Chúa. Có lẽ điểm đầu tiên, độc giả có thể nhận ra ngay, đó là sự phung phí quá mức. Người gieo giống dường như không hề quan tâm đến việc mình đang gieo ở mảnh đất nào, nó có phù hợp không, có thuận lợi cho việc phát triển hạt giống không. Ông không cần xét đến điều đó.

Tiên tri Isaia còn nhấn mạnh hơn nữa sự phung phí này, khi ông ví Lời Chúa như mưa tuyết sa xuống dưới đất, ông viết như sau: “Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.” (Is 55, 10-11)

Như vậy ta có thể nói, không ai có thể biện hộ cho mình vì chưa được nghe lời Chúa, vì Lời Chúa không những chứa đựng trong Thánh Kinh và Thánh truyền, lời Chúa còn được biểu hiện mọi biến cố trong đời, qua tiếng nói lương tâm. Cho dù ta không là Kitô hữu, nhưng trong tận đáy sâu tâm hồn, ta vẫn được những lời mách bảo phải ăn ngay ở lành, phải làm lành và tránh điều ác.

Tại sao ta nói người gieo giống trong dụ ngôn này quá phung phí? Xin thưa: vì ông ta gieo vào 03 miền đất chết và chỉ có 01 miền đất sống. Các miền đất đó gồm:

A/. 03 miền đất chết:

+ Vệ đường: hạt giống sẽ bị chim trời ăn mất.
+ Sỏi đá: vì đất không sâu nên hạt giống không thể bén rễ.
+ Bụi gai: Hạt giống sẽ bị bụi gai bóp nghẹt.

B/. 01 miền đất sống:

+ Vùng đất tốt: làm cho hạt giống phát triển.

Cái tỷ lệ 1/3 muốn nói lên điều gì? Xin thưa, nó cho phép ta nghĩ đến 03 điều sau đây:

1/. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Ngài không muốn một ai đó phải hư đi, nên Ngài đã gieo lời Hằng sống nhiều và dày đặc ví như mưa tuyết, để không ai có thể phàn nàn mình chưa được tiếp cận lời Chúa, vì làm sao Ngài có thể vui khi một ai đó, do chính Ngài dựng nên bị hư đi.

2/. Tỷ lệ 1/3 cho thấy, con người qua mọi thời đại đều thích chạy theo cái gì hời hợt và dễ dãi, không thích để Lời Chúa biến đổi mình trở nên tốt, vì khi để cho Lời Chúa tác động, nó đòi hỏi ta phải nỗ lực, phải cố gắng ghê gớm mới có thể tiến trên con đường trọn lành, nó đòi hỏi ta phải leo dốc, phải bơi ngược lại với những đam mê vốn có của con người. Con số này khá đông, có tính chất áp đảo, người làm cho lời Chúa bị chết sẽ đông gấp 3 lần số người chấp nhận để lời Chúa sinh hoa kết quả.

3/. Cứ 04 hạt giống, phải bỏ đi 03 chỉ còn lại 01, như vậy số hạt bị bỏ đi thật đáng sợ, nó là con số khổng lồ. Nhưng hạt còn lại rơi vào vùng đất tốt, lại phát triển được ba mươi, sáu mươi, một trăm hạt. Như vậy, nhìn toàn cục đó là con số bội thu. Những ai chấp nhận để cho lời Chúa biến đổi mình, cuộc đời họ sẽ được biến đổi, bây giờ đến phiên họ, họ sẽ biến đổi người khác và biến đổi thế giới này, để làm cho môi trường chung quanh cũng trở nên tốt.

“Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe!”

Đây là kiểu nói Đức Giêsu hay dùng để kêu gọi sự chú ý của mọi người đang nghe Ngài. Ai mà chẳng có lỗ tai, như vậy lời kêu gọi này nhắm vào tất cả mọi người, Ngài kêu gọi mọi người hãy nghe Ngài. Nhưng nếu có người không chịu nghe thì sao? Thì họ không xứng đáng, vì lỗ tai dùng để nghe, nếu không muốn nghe, thì lỗ tai sẽ trở nên thừa thãi.

TẠI SAO ĐỨC GIÊSU DÙNG DỤ NGÔN?

“Khi còn một mình Đức Giê-su, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”

Đức Giêsu phân ra 02 loại người khi đứng trước Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa:

+ Nhóm Mười Hai và những người thân cận (gọi tắt là nhóm môn đệ)
+ Những người ở ngoài. 

“Người ở ngoài” là người cố chấp, không tin, nên Đức Giêsu phải dùng dụ ngôn. Dụ ngôn trong trường hợp này giống như bức màn che thực tại, để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu

Thánh sử Matthêu viết: “Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” (Mt 11, 25)

Với kẻ kiêu ngạo, cậy dựa vào sức mình, cậy dựa vào khả năng của mình, sẽ không thể khám phá được mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, vì Chúa Cha đã giấu, tức có một bức màn che chắn giữa họ với thực tại. Tại sao ta nói Chúa Cha giấu? Xin thưa: Vì Mầu nhiệm Nước Trời không phải là mớ kiến thức, hay do suy luận mà có thể lãnh hội, trên hết và trước hết nó phải được Thiên Chúa mạc khải.

“Kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.” Sự trở lại khi lòng họ chưa thay đổi, thì sự trở lại đó có ý nghĩa gì! Trở lại trong khi vẫn cố chấp, đó là sự trở lại miễn cưỡng, Thiên Chúa đã quá nhàm nhàm chán sự trở lại như vậy.

Tiên tri Isaia đã diễn tả rất chí lý: “Chúa phán: "Hãy đi nói với dân này rằng: Cứ nghe cho rõ, nhưng đừng hiểu, cứ nhìn thật kỹ, nhưng đừng nhận ra. Hãy làm cho lòng dân này ra đần độn, cho tai nó điếc, cho mắt nó mù; kẻo mắt nó thấy, tai nó nghe và lòng nó hiểu, mà nó trở lại và được chữa lành." (Is 6, 9-10)

Còn những người thuộc nhóm môn đệ, họ là những người có lòng tin, đơn sơ, chân thành, đó là những con người bé mọn theo nghĩa Kinh thánh, nên họ đã được cho biết Mầu nhiệm Nước Trời

Còn chúng ta, chúng ta thuộc loại người nào? Chúng ta có biết khiêm tốn để trở thành môn đệ của Đức Giêsu không, hay cứ cố chấp như “người ở ngoài” kia?

“Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?”

Tại sao Đức Giêsu vừa nói: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em”, bây giờ Ngài lại khiển trách các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?” Có gì mâu thuẫn không? Xin thưa: không. Vì các môn đệ chỉ hiểu các Mầu nhiệm trong ngày lễ Ngũ Tuần, đó là lúc Chúa Thánh Thần được ban xuống cho họ. Còn bây giờ, họ vẫn là con người khi đứng trước Mầu nhiệm, họ không hiểu là phải, và Đức Giêsu chỉ trách nhẹ nhàng, trách cho có trách, để sau đó Ngài bắt đầu giải thích.

GIẢI THÍCH DỤ NGÔN

Có thể nói, Dụ ngôn Người gieo giống là một dụ ngôn đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ: Phần trình bày dụ ngôn và phần giải thích khác nhau. Cụ thể:

+ Trong phần Trình bày Dụ ngôn, Đức Giêsu chỉ chú trọng đến người gieo và hạt giống, không xét đến miền đất. Như vậy Dụ ngôn mới xứng đáng diễn tả lòng quảng đại của Thiên Chúa, quảng đại đến nỗi không cần xét mình đang gieo ở miền đất nào, gieo cách thừa thãi và phung phí.

+ Trong phần Giải thích, Đức Giêsu chú trọng đến miền đất, có nghĩa Ngài chú trọng đến thái độ đáp trả của con người trước hạt giống lời Chúa. Phần giải thích của Đức Giêsu quá rõ ràng, thiết tưởng ta không cần phân tích. Mỗi người chúng ta chính là những mảnh đất mà trong phần trình bày đã nói đến, ta sẽ thuộc một trong các loại người sau đây:

1/. Loại người thứ nhất: (Mảnh đất bên vệ đường)

“Người gieo giống đây là người gieo lời. Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.”

2/. Loại người thứ hai: (Miền sỏi đá)

“Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận, nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay”

3/. Loại người thứ ba: (Miền bụi gai)

“Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời, nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.”

4/. Loại người thứ tư – Cuối cùng (Miền đất tốt)


Trở lại      In      Số lần xem: 2200
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  38
 Hôm nay:  4476
 Hôm qua:  4804
 Tuần trước:  26046
 Tháng trước:  98582
 Tất cả:  12253570

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn