Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1491 - 1546

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1491 - 1546

Quyển VII. Tố Tụng điều 1491- 1546

ĐỀ MỤC 5: TỐ QUYỀN VÀ KHƯỚC BIỆN

CHƯƠNG 1: TỐ QUYỀN VÀ KHỨƠC BIỆN NÓI CHUNG

Điều 1491

Bất cứ quyền lợi nào cũng được bảo vệ chẳng những bởi tố quyền mà còn bởi khước biện nũa, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác.

Điều 1492

#1. Tố quyền nào cũng bị triệt tiêu do thời hiệu chiếu theo quy tắc của luật,  hoặcdo  một cách thức hợp pháp khác, trừ những tố quyền liên quan đến tình trạng nhân thân, thì không bao giờ bị triệt tiêu.

#2.Khước biện luôn luôn có thể được viện dẫn và tự bản chất là vĩnh viễn, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1462.

Điều 1493

Nguyên cáo có thể đồng thời khởi tố một người bằng nhiều tố quyền không tương phản nhau về cùng một vấn đề hay nhiều vấn đề khác nhau, với những đieuàkiện là tố quyền này không vượt thẩm quyền của toà án mà nguyên cáo nại đến.

Điều 1494

#1. Bị cáo có thể phản tố chống lại  nguyên cáo trước cùng một thẩm phán và trong cùng một vụ án vì tố quyền chính có liên hệ đến vụ án, hoặc để bác bỏ hay để giảm thiểu yêu sách của nguyên cáo.

#2. Không chấp nhận đơn phản tố chống lại phản tố.

Điều 1495

Tố quyền phản tố phải được trình do thẩm phán đã nhận tố quyền đầu tiên, cho dù thẩm phán ấy chỉ được uỷ nhiệm để xử một vụ án mà thôi, hay cho dù thẩm phán án vô thẩm quyền tương đối  vì lý do nào khác.

 

CHƯƠNG 2: TỐ QUYỀN VÀ KHƯỚC BIỆN NÓI RIÊNG

Điều 1496

#1. Người nào dựa vào những luận cứ hữu lý chứng minh được rằng mình có quyền trên một sự vật mà kẻkhác đang cầm giữ, và mình sẽ bị thiệt hại nếu sự vật ấy không được trả lại cho mình gìng giữ, thì người đó có quyền  xin thẩm phán cho tạm chiếm hữu sự vật ấy.

#2. Trong những hoàn cảnh tương tự, người ấy có thể được quyền ngăn cản người khác hành sử một quyền.

Điều 1497

#1. Việc tạm chiếm hữu một vật cũng được chấp nhận để bảo đảm sự an toàn của một khoản nợ được chứng minh đầy đủ.

#2. Việc chiếm hữu tạm thời có thể áp dụng đối với các tài sản của con nợ đang nằm trong tay một đệ tam nhân dưới một danh nghĩa nào đó, và cũng có thể áp dụng đối với những khoản nợ khác của con nợ.

Điều 1498

Việc tạm chiếm hữu một vật và việc cấmhành sử một quyền không bao giờ có thể được công bố,nếu sự thiệt hại đáng ngại có thể được bồi thừơng cách khác, và nếu có một bảo chứng đầu đủ cho việc bồi thường.

Điều 1499

Thẩm phán có thể áp đặt ngừơi quyền tạm chiếm hữu một vật hay bị cấm hành sử một quyền phải nạp một bảo chứng trước để bồi thường những thiệt hại, thiệt hại, nếu người ấy không chứng minh được quyềnlợi của mình.

Điều 1500

Về bản chất và hiệu lực của tố quyền sỡ hửu, phải tuân giữ những quy định của luật dân sự ở nơi toạ lạc sự vất đang bị tranh tụng về quyền sở hữu.

PHẦN II: TỐ TỤNG HỘ SỰ

THIÊN 1: TỐ TỤNG HỘ SỰ THÔNG THƯỜNG

ĐỀ MỤC 1: KHỞI TỐ VỤ ÁN

CHƯƠNG 1:  ĐƠN KHỞI TỐ

Điều 1501

Thẩm phán không đựơc xét xử bất cứ vụ án nào, nếu không có đơng thỉnh nguyện do người có lọi ích hay do công tố viên, chiếu theo quy tắc của các điều luật.

Điều 1502

Ai muốn khỏi tố một người nào phải đệ đơn lên thẩm phán có thẩm quyền, trong đơn phải trình bày đối tượng của sự tranh tụng và phải xin thẩm phán xét xử.

Điều 1503

#1. Thẩm phán có thể nhận lời thỉnh cầu miệng mội khi nguyên cáo bị ngăn trở không đệ đơn được, hay khi vụ án để cứu xét và không mấy quan trọng.

#2. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp này, thẩm phán phải truyền cho công chứng viên soạn thảo án từ trên giấy tờ để đọc cho nguyên cáo nghe và để nguyên cáo chấp thuận, và án từ này thay thế đơn khởi tố của nguyên cáo xét vêø mọi hiệu lực pháp lý.

Điều 1504

Đơn khởi tố phải:

10  bày tỏ cho biết vụ án được khởi tố trước thẩm phán nào, yêu cầu điều gì và với ai;

20chỉ rõ nguyên cáo căn cứ vào luật nào, vào những sự kiện nào và vào những chứng cớ nào, ít là cách sơ lược, để xác minh những điều mình viện dẫn;

30được nguyên cáo hay người đại diện ký, phải để ngày, tháng và năm, cũng như địa chỉ  của nguyên cáo và của người đại diện cư ngụ hoặc những địa chỉ do họ chọn để nhận những án  từ.

Điều 1505

#1. Sau khi đã xác nhận vụ kiện thuộc thẩm quyền của mình và nguyên cáo có đủ tư cách hợp pháp để ra toà, thẩm phán duy nhất hay vị chánh án án toà hiệp đoàn phải ra sắc lệnh chấp đơn hay bác đơn sớm nhất.

#2.Đơn chỉ có thể bị bác:

10 nếu thẩm phán hay toà án không có thẩm quyền;

20 nếu chắc chắn rằng nguyên cáo không có tư cách hợp pháp để khởi tố;

30 nếu không tôn trọng những quy định của điều 1504,10, 30;

40 nếu chắc chắn rằng, qua đơn khởi tố, sự thỉnh cầu tiếu mọi nền tảng và nếu chắc chắn rằng không thể tìm thấy một  nền tảng nào qua tiến tình tố tụng.

#3. Nếu đã bị bác và nhũng hà tỳ có thể sửa chữa được, nguyên cáo có thể soạn thảo đúng cách một đơn khởi tố mới để trình lại cho cùng vị thẩm phán đó.

#4. Trong những trường hợp đơn bị bác, trong thời gian mười ngày, nguyên cáo luôn luôn có trọn quyền đệ đơn kháng cáo có viện lý do lên toà kháng cáo hoặc lên thẩm phán đoàn, nếu đơn đã bị vị chánh án hiệp đoàn bác bỏ, vấn đề bác đơn này phải được giải quyết  nhanh hết sức có thể.

Điều 1506

Nếu quá hạn định một tháng tính từ lúc nộp đơn, mà thẩm phán vẫn hkông ra sắc lệnh chấp đơn hay bác đơn, chiếu theo quy tắc của điều 1505, bên liên hệ có thể yêu cầu thẩm phán thi hành nhiệm vụ của mình, nếu quá mười ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà thẩm phán vẫn không trả lời, thì coi như đơn đã được chấp nhận.

CHƯƠNG 2: TRIỆU TẬP VÀ THÔNG BÁO CÁC ÁN TỪ

Điều 1507

#1. Trong sắc lệnh chấp nhận đơn của nguyên cáo, thẩm phán hay vị chánh án phải mời hay triệu tập các đương sự khác ra toà để xác định đối tượng tranh tụng, bằng việc quyết định cho các đương sự phải trả lời  bằng giấy tờ hay phải trình diện trước mặt mình để thoả thuận với nhau về những nghi vấn. Nếu những câu trả lời bằng giấy tờ cho thấy sự cần thiết phải triệu tập các bên, thẩm phán hay vị chánh án có thể ấn định điều đó bằng  một sắc lệnh mới.

#2.Nếu đơn được xem là được chấpnhận chiếu theo quy tắc của điều 1506, sắc lệnh  triệu tập ra toà phải được ban hành trong vòng hai mươi ngày  kể từ ngày yêu cầu,như nói đến ở điều ấy.

#3. Nếu trong thực tếcác bên đối tụng tự động đến trình diện trước thẩm pháan để giải quyết vụ án thì không cần phải triệu tập nữa, nhưng một công chứng viên phải ghi chú trong các án từ là các bên đã có mặt tại toà.

Điều 1508

#1. Sắc lệnh tiệu tập ra toà phải được thông báo ngay cho bị cáo và đồng thời cũng phải được thông báo cho những người nào phải ra trình diện.

#2. Đon khởi tố phải đính kèm với lệnh triệu tập, trừ khi vì những lý do quan  trọng, thẩm phán nhận thấy không cần cho bị cáo biệt đơn đó, trước khi người này cung khai tại toà.

 #3. Nếu vụ kiện nhằm chống lại người không được tự do sử dụng các quyền của mình hay không được tự do quản trị những tài sản đang bị tranh chấp, thì lệnh triệu tập phải được thông báo, tùy trường hợp, cho người giám hộ, cho người quản tài, cho người đại diện đặc biệt hay cho người nào phải bảo vệ vụ án nhân danh bị cáo chiếu theo luật.

Điều 1509

#1. Việcthông báo các giấy triệu tập, các sắc lệnh, các phán quyết và các án từ tư pháp khác phải đựơc thực hiện qua bưu điện hay bằng cách nào chắc chắn nhất, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của luật địa phương.

#2. Sự kiện và cách thức thông báo phải được ghi chú trong án từ.

Điều 1510

Bị cáo nào từ chối không nhận giấy triệu tập hay ngăn cản không cho giấy triệu tập đến tay mình, thì được coi nhu đã được triệu tập cách hợp lệ.

Điều 1511

Nếu lệnh triệu tập không được thông báo cáach hợp pháp, các án từ của vụ kiện đều vô hiệu, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1507 #3.

Điều 15012

Khi lệnh triệu tập đã được thông báo cách hợp  pháp, hoặc các bên đã ra trình  diện trước thẩm phán để giải quyết vụ án:

10 sự việc không còn ở nguyên trạng nũa;

20 vụ án thuộc riêng về thẩm phán hoặc về tòa án có thẩm quyền là nơi đơn khởi tố đã được nộp;

30 quyền tài phán của thẩm phán thụ ủy được cũng cố đến nỗi quyền này không chấp dứt, ngay cả khi cả người chủ  ủy hết quyền;

40 thời hiệu bị gián đoạn, trừ khi đã dự liệu cách khác;

 50 cuộc trnh tụng bắt đầu; vì vậy phải lập tức áp dụng nguyên tắc"bao lâu cuộc tranh tụng  chưa ngã ngủ thì không được thay đổi gì hết".

ĐỀ MỤC 2: ĐỐI TỤNG

 Điều 1513

#1. Cuộc đối tụng xảy ra khi thẩm phán ra sắc lệnh xác định những giới hạn của cuộc tranh tụng được rút ra từ những lời thỉnh cầu và những phúc đáp của các bên.

#2. Những lời thỉnh cầu và những phúc của các bên, ngoài điều trình bày trong đơn khởi tố, có thể diễn tả qua thư phúc đáp lệnh triệu tập hoặc qua những  lời tuyên bố bằng miệng trước thẩm phán; nhưng trong những vụ án khó hơn, thẩm phán phải triệu tập các bên thỏa thuận  với nhau về một hay những nghi vấn phải đượctrả lời trong văn bản.

#3.Sắc lệnh của thẩm phán phải được thông báo cho các bên, nếu không đồng ý, thì trong hạn mười ngày; họ có thể kháng cáo lên chính thẩm phán  để xin sửa đổi  sắc lệnh; nhưng vấn đề này phải được chính thẩm phán  để xin sửa đổi sắc lệnh; nhưng vấn đề này phải được chính thẩm phán đó giải quyết hết sức nhanh chóng bằng một sắc lệnh.

Điều 1514

 Một khi đã được xác định, những giới hạn của việc tranh tụng chỉ có thể được sửa đổi cách hữu hiệu bằng một sắc lệnh mới, vì một lý do hệ trọng, theo sự thỉnh cầu của một đương sự, sau khi đã nghe ý kiến của những đương sự khác cũng như đã cân nhắc những lý lẽ của họ.

Điều 1515

Sau cuộc đối tụng, người chấp hữu của  cải của  kẻ khác không còn là ngay tình nữa, vì thế, nếu bị kết án phải hoàn lại của cải ấy, họ cũng phải trả lại những hoa lợi thu được kể từ ngày đối tụng và phải bồi thường các thiệt hại.

Điều 1516

Sau cuộc đối tụng, thẩm phán phải ấn định cho các bên một khoảng thời gian thích hợp để họ xuất trình và bổ sung những chứng cớ.

ĐỀ MỤC 3: TIẾN HÀNH VỤ KIỆN

Điều 1517

Vụ kiện bắt đầu từ lệnh triệu tập, nhưng chấp dứt không những bằng việc tuyên án chung kết, mà còn bằng những cách thức khác do luật ấn định trước.

Điều 1518

Trong trường hợp  một bên đối tụng chết hoặc thay đổi hoàn cảnh sống hoặc chấm dứt chức vụ mà còn căn cứ vào đó để khởi tố:

10 nếu việc thẩm vấn vụ án chưa kết thúc, vụ kiện phải được đình hoãn cho đến khi người kế thừa của người quá cố hoặc người kế vị  hoặc người có quyền tiếp tục vụ kiện;

20 nếu việc thẩm vấn vụ án đã kết thúc, thẩm phán phải tiếp thụ vụ kiện bằng việc triệu tập người đại diện, nếu có, bằng hko6ng, triệu tập người thừa kế hay người kế vị của người quá cố.

Điều 1519

#1. Nếu người giám hộ hay người quản tài hay người đại diện cần phải có chiếu theo điều 1481##1 và 3, chấm dứt nhiệm vụ, thì vụ kiện được tạm thời đình hoãn.

#2. Những thẩm phán phải sớm hết sức đặt một người giám hộ hay một người quản tài khác, thẩm phán cũng có thể đặt một người đại diện cho cuộc tranh tụng, nếu đương sự lơ là làm việc đó trong thời hạn ngắn do chính thẩm phán ấn định.

Điều 1520

Nếu trong vòng sáu tháng mà các bên hko6ng thực hiện một hành vi tố tụng nào, mặc dầu họ không bị ngăn trở gì, thì vụ án thất hiệu. Luật địa phương có thể ấn định hạn kỳ thất hiệu khác.

Điều 1521

Sự thất hiệu có giá trị do chính luật và chống lại tất cả mọi người, kể cả những người vị thành niên hay những người được đồng hóa với người vị thành niên, và cũng phải được tuyên bố chiếu theo chức vụ, miễn là vẫn giữ nguyên quyền đòi những người giám hộ, những người quản tài, những người đại diện phải bồi thường, nếu họ không chứng minh được họ không có lỗi.

Điều 1522

Sự thất hiệu vô hiệu hóa những án từ tố tụng chứ không vô hiệu hóa những án từ của vụ án; hơn nữa , những án từ của vụ án còn có thể có hiệu lực ở tòa án cấp khác, miễn là vụ án có dính líu đến cùng những nhân vật ấy và nhằm cùng một vấn đề; nhưng đối với những người ngoài cuộc, những án từ chỉ có giá trị như là tài liệu mà thôi.

Điều 1523

Mỗi bên phải trang trải những phí tổn của một vụ án bị thất hiệu do chính họ gây ra từ  những sự tranh tụng.

Điều 1524

#1. Nguyên cáo có thể bãi nại ở bất cứ giai đoạn nào và bất cứ cấp bậc nào của vụ kiện; cũng thế, cả nguyên cáo lẫn bị cáo có thể khước từ tất cả mọi án tố tụng hay chỉ một vài án từ tố tụng trong số đó mà thôi.

#2. để có thể bãi nại, những người giám hộ và những người quản trị của pháp nhân cần có ý kiến hay sự đồng ý của những người mà sự cộng tác của họ là cần thiết để thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn của việc quản trị thông thường.

#3 Để có hiệu lực, việc bãi nại phải được viết trên giấy tờ, và phải do một bên hoặc do người đại diện của họ ký, nhưng người đại diện phải có  giấy  ủy  nhiệm đặc biệt, việc bải nại phải được thông báo cho bên kia và được bên kia chấp nhận, hay ít là không bị phản đối, và phải được thẩm phán chấp nhận.

Điều 1525

Một khi đã được thẩm phán chấp nhận, việc bãi nại có cùng  những hiệu quả như sự thất hiệu của vụ kiện đối với những án từ đã bị khước từ và việc bãi nại cũng buộc  người bãi nại phải gánh chịu những phí tổn của những án từ mà họ đã khước từ.

ĐỀ MỤC 4: CHỨNG CỚ

Điều 1526

#1. Ai đã quả quyết thì có nghĩa vụ phải chúng minh.

#2. Không cần phải trưng dẫn chứng cớ:

10 những điều do chính luật suy đoán;

20 những sự kiện do một bên tranh tụng quả quyết và được bên kia thừa nhận, nhưng trừ khi luật thẩm phán đòi thêm chứng cớ.

Điều 1527

#1. Có thể diện dẫn bất cứ loại chứng cớ nào, miễn là những chứng cớ này được xem là hữu ích để thẩm cứu vụ án và phải hợp pháp.

#2. Nếu một bên yêu cầu thừa nhận một chứng cớ đã bị thẩm phán loại bỏ, thì thẩm phán này phải giải quyết vấn đề hết sức nhanh chóng.

Điều 1528

Nếu một bên hay một nhân chứng từ chối trình diện để trả lời trước thẩm phán, thì được phép hỏi cung họ kể cả việc nhờ một gíao dân do thẩm phán chỉ định hoặc yêu cầu họ khai trước mặt một công chứng viên dân sự hay bằng bất cứ cách thức hợp thức nào khác.

Điều 1529

Thẩm phán không được tiến hành việc thu thập chứng cớ trước khi có đối tụng, trừ khi có một lý do nghiêm trọng.

CHƯƠNG 1: LỜI KHAI CỦA CÁC BÊN

Điều 1530

Thẩm phán luôn luôn có thể thẩm vấn các bên để phát hiện rõ sự thật hơn nữa, thẩm phán phải làm việc đó khi một bên yêu cầu hay để chứng minh, một sự kiện mà công ích đòi phải được đặt ra ngoài mọi sự hồ nghi.

Điều 1531

#1. Đương sự nào được thẩm vấn cách hợp pháp buộc phải trả lời và phải nói hết sự thật.

#2.Nếu đương sự từ chối trả lời, thẩm phán thẩm định xem điều gì có thể được r1ut ra từ đó để chứng minh các sự kiện.

Điều 1532

Trong những trưởng hợp liên quan đến công ích, thẩm phán yêu cầu các bên phải thề là họ sẽ nói sự thật, hoặc ít nhất họ phải thề là họ đã nói sự thật, trừ khi có một lý do nghiêm trọng khuyên làm cách khác; trong những trường hợp khác, thẩm phán có thể làm điều đó tùy sự khôn ngoan của mình.

Điều 1533

Các bên công tố viênvà bảo vệ viên có thể đệ trình cho thẩm phán những câu hỏi mà dựa theo đó một bên sẽ bị thẩm vấn.

Điều 1534

Các quy tắc được ấn định ở các điều 1548 #2, 10,1552 và 1558-1565 về các nhân chứng, cũng được áp dụng thích hợp trong việc thẩm vấn các bên.

Điều 1535

 Lời tự thú tư pháp là lời thú nhận  rằng một sự kiện liên quan đến chính đối tượng của vụ án đi  ngược lại  quyền lợi riêng của mình, do một bên nói miệng hoặc viết trên giấy tờ, hoặc do tự ý hoặc do thẩm phán hỏi cung, trước mặt thẩm phán có thẩm quyền.

Điều 1536

#1. Lời tự thú tư pháp của một đương sự, nếu thuộc một vấn đề riêng tư và không liên quan đến công ích, thì miễn chuẩn cho các đương sự khác khỏi phải trưng dẫn chứng  cớ.

#2. Tuy nhiên, trong những vụ án liên quan đến công ích, lời tự thú tư pháp và những  lời khai không có tính cách tự thú của các bên, có thể có giá trị chứng minh, thẩm phán phải thẩm định lời tự thú tư pháp và những lời khai đó trong tương quan với những yếu tố khác của vụ án; nhưng chúng không thể có giá trị chứng minh hoàn toàn nếu không được xác minh bằng những yếu tố vững chắc khác.

Điều 1537

Đối với lời tự  thú ngoài tư pháp được trưng dẫn trong một vụ kiện, thẩm phán phải thẩm định xem lời tự thú đó có giá trị đến mứ nào, sau khi đã cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh của vụ án.

Điều 1538

Một  lời tự thú hay bất cứ lời khai nào khác của một đương sự sẽ không có giá trị, nếu xác nhận được rằng sự tự thú dựa trên sự lầm lẫn về sự kiện hoặc vì bạo lực hay vì một sự sợ hãi nghiêm trọng.

CHƯƠNG 2: CHỨNG MINH BẰNG TÀI LIỆU

Điều 1539

Việc chứng minh bằng tài liệu, công cũng như tư, được chấp nhận trong bất cứ vụ kiện nào.

 TIẾT 1: BẢN CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CHỨNG MINH CỦA CÁC TÀI LIỆU

Điều 1540

#1. Những tài liệu công của Giáo Hội là những tài liệu do một viên chức soạn thảo khi thi hành nhiệm vụ của mình trong Giáo Hội, trong khi vẫn tuân giữ những thể thức do luật quy định.

#2. Những tài liệu công dân sự là những tài liệu mà luật pháp địa phương công nhận như thế.

#3. Những tài liệu khác là những tài liệu tư.

Điều 1541

Trừ khi có những luận cứ trái ngược và hiển nhiên chứng minh cách khác, những tài liệu không chứng thực tất cả những điều được quả quyết trực tiếp và chính yếu trong đó.

Điều 1542

Một tài liệu tư, do một bên thừa nhận hay được thẩm phán chấp nhận, có hiệu lực chứng minh  như lời tự thú ngoài tư pháp chống lại tác giả hay người ký tên và những người kế quyền của họ; đối với những đệ tam nhân, tài liệu nói trên chỉ có hiệu lực chứng minh như những lời khai không có tính cách tự thú của các bên, chiếu theo quy tắc của điều 1536 #2.

Điều 1543

Nếu chứng minh được rằng các tài liệu có những vết tẩy xóa, sửa chữa, thêm thắt hay hà tỳ nào khác, thẩm phán thẩm định xem tài liệu ấy có đáng tin không thì đáng tin tới mức nào.

TIẾT 2: XUẤT TRÌNH TÀI LIỆU

Điều 1544

Những tài liệu không có hiệu lực chứng minh trong một vụ kiện, nếu đó không phải là những bản chính hoặc những bản sao đã được công chứng và nếu không được đệ nạp ở văn phòng tòa án, để thẩm phán và đối phương có thể nghiên cứu được.

Điều 1545

.Thẩm phán có quyền ra lệnh xuất trình trong vụ kiện một tài liệu chung cho cả hai bên.

Điều 1546

#1. Không ai bị bắc buộc phải xuất trình  những tài liệu,dù là những tài liệu chung, khi việc trao đổi những tài liệu ấy có nguy cơ gây ra thiệt hại, chiếu theo quy tắc của điều 1548#2,20, hoặc có nguy cơ vi phạm  việc giữ bí mật.

#2.Tuy nhiên, nếu có thể trích lục ít là một phần nào đó của tài liệu và trình bày dưới dạng bản sao mà không gây ra những bất tiện nêu trên, thì thẩm phán có thể ra lệnh xuất trình phần tài liệu ấy.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 5673
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  550
 Hôm qua:  2507
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12324857

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn