Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1400 - 1445

Bộ Giáo Luật: Quyển VII - Tố Tụng - Điều 1400 - 1445

Quyển VII. Tố Tụng điều 1400 - 1445

PHẦN I: XỬ ÁN NÓI CHUNG

Điều 1400

#1. Đối tượng của việc xử án là:

10truy tố hoặc bào chữa những quyền lợi của thể nhân hay pháp nhân, hoặc tuyên bố những sự kiện pháp lý;

20 tuyên kết hay tuyên bố một hình phạt thuộc về  những tội phạm.

#2. Tuy nhiên, những tranh tụng phát sinh từ một hành vi thuộc quyền hành chính chỉ có thể trình lên Bề Trên hay tòa án hành chính.

Điều 1401

Do quyền riêng biệt và độc hữu, Giáo Hội xét xử:

10 những vụ án liên quan đến những việc thiêng liêng và đến những việc thiêng liêng đó;

20 việc vi phạm luật Giáo hội và tất cả những vi có tính cách tội lỗi, trong tương lai với việc  xác định lỗi phạm cũng như việc tuyên kết hình phạt của Giáo Hội.

Điều 1402

Tất cả tòa án của Giáo Hội được điều hành theo những điều luật sau đây, không kể những quy tắc của các tòa án Tông Tòa.

Điều 1403

#1. Những vụ án phong thánh cho các tôi tớ của Thiên Chúa được điều hành theo luật riêng của Đức Giáo Hoàng.

#2. Ngoài ra, những quy định của Bộ Luật này cũng được áp dụng cho những vụ án ấy, mỗi khi luật riêng của Đức Giáo Hoàng quy chiếu về luật phổ quát, hoặc đề cập đến những quy tắc mà do chính bản chất sự việc cũng liên quan đến các vụ án ấy.

ĐỀ MỤC 1: TÒA ÁN CÓ THẨM QUYỀN

Điều 1404

Không ai có quyền  xét xử Đức Giáo Hoàng.

Điều 1405

#1. Trong những vụ án nói ở điều 1041, chỉ một mình Đức Giáo Hoàng có quyền xét xử những người sau đây:

10các vị nguyên thủ quốc gia.

20các vị Hồng Y;

30 các Sứ Giả tông tòa và các Giám Mục trong những vụ án hình sự;

40 các vụ án khác mà chính ngài đã dành riêng cho mình quyền xét xử.

#2.Vị thẩm phán không thể duyệt xét một văn kiện hay một tài liệu đã được Đức Giáo Hoàng Rôma phê chuẩn cách biệt, nếu trước đó không có sự ủy nhiệm của ngài.

#3. Được dành riêng cho Tòa Thượng Thẩm Rôma  quyền xét xử;

10các Giám Mục trong những vụ án hộ sự, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1419 #2;

20 viện Phụ tổng quyền hay Viện Phụ Bề Trên hiệp hội đan viện và vị Điều Hành tổng quyền các hội dòng thuộc luật giáo hoàng;

30 các giáo phận và những pháp nhân hoặc những thể nhân khác trong Giáo Hội không có Bề Trên nào khác dưới Đức Giáo Hoàng Rôma .

Điều 1406

# 1. Nếu quy định của điều 1404 bị vi phạm, thì các án tử và các quyết định đều vô hiệu.

#2. trong những vụ án nói ở điều 1405, các thẩm phán khác tuyệt đối không có thẩm quyền.

Điều 1407

#1. Không ai có thể bị kiện ở tòa án cấp một, nếu không phải là  trước vị thẩm phán có thẩm quyền của Giáo Hội với một trong những danh nghĩa được ấn định ở những điều 1408-1414.

#2. sự vô thẩm quyền của thẩm phán gọi là tương đối, khi thẩm phán không có danh nghĩa nào trong số các danh nghĩa đó.

#3. nguyên cáo theo tòa án của bị cáo có nhiều tòa án, thì nguyên cáo được quyền lựa chọn tòa án .

Điều 1408

Bất cứ ai cũng có thể bị kiện ở tòa án tại nơi họ có cư sở hay bán cư sở.

Điều 1409

#1. Toà án dành cho người không có cư sở là toà án tại nơi người ấy hiện đang cư trú.

#2. Bất cứ ai mà cư sở hoặc bán cư sở hoặc nơi cư trú không được biết đến điều có thể bị kiện ở toà án của nguyên cáo miễn là không có một toà án hợp pháp nào được chỉ  định.

Điếu 1410

Vì lí do toạ lạc của sự việc, đương sự có thể bị kiện ở toà án tại nơi xãy ra sự việc đang tranh chấp, mỗi khi tố quyền nhằm trực tiếp sự việc đó hoặc khi đó là một vụ tước đoạt.

Điều 1411

#1. Vì lí do khế ước, đương sự có thể bị kiện ở toà án tại nơi khế ước đã được kí kết hay phải được thực hiện, trừ khi hai bên đã đồng ý chọn một toà án khác.

#2. Nếu vụ án lên quan đến những nghĩa vụ phát xuất từ một danh nghĩa khác, đương sự có thể bị kiện ở toà án tại nơi nghĩa vụ phát sinh hay phải được thực hiện.

Điều 1412

Trong những vụ án hình sự, bị cáo, mặc dù vắng mặt, có thể bị kiện ở toà án tại nơi xãy ra tội phạm.

Điều 1413

Đương sự có thể bị kiện :

10 Trong những vụ án liên quan đến việc quản trị, tại toà án của nơi việc quản trị được điều hành;

20 Trong những vụ án liên quan đến sự kế thừa hay các di tặng đạo đức, tại toà án ở nơi người để lại gia tài hay di tặng đạo đức có cư sở, hoặc bán cư sở, hoặc nơi cư trú sau cùng, chiếu theo các điều 1408-1409, tuy nhiên nếu chỉ liên quan đến việc thực hiện di tặng thì phải được xử lí theo các quy tắc thông thường về thẩm quyền.

Điều 1414

Vì lí do liên hệ, các vụ án liên hệ với nhau phải được xét xử do cùng một toà án và trong cùng một vụ xử, trừ khi quy định của luật không cho phép.

Điều 1415

Vì lí do ưu tiên, nếu hai hay nhiều toà án cùng có thẩm quyền như nhau thì toà án nào đã triệu tập đuơng sự ra toà trước tiên cách hợp pháp thì toà ấy có quyền xét xử vụ án.

Điều 1416

Những vụ tranh chấp thẩm quyền giữa các toà án cùng lệ thuộc một toà kháng cáo, sẽ do toà án này giải quyết; nếu không lệ thuộccùng một toà kháng cáo, thì do Tối Cao Pháp Viện tông toà giải quyết.

ĐỀ MỤC 2: CÁC CẤP VÀ CÁC LOẠI TOÀ ÁN KHÁC NHAU

Điều 1417

#1. Vì lí do tối thượng của Đức Giáo Hoàng Rôma, bất cứ tín hữu nào cũng có trọn quyền đệ trình hay khởi tố lên Toà Thánh để Toà Thánh xét xử một vụ án có tính cách hộ sự hay hình sự của mình, trong bất cứ cấp xét xủ nào và trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào.

#2. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp kháng cáo, việc kiến nghị lên tông toà không đình hoãn việc thu hành quyền tái phán của thẩm phán đã bắt đầu xét xử vụ án; vì thế, thẩm phán ấy có thể tiếp tục xét xử cho đến khi tuyên án chung quyết, trừ khi tông toà cho thẩm phán biết Tông Toà đã dành vụ án cho mình.

Điều 1418

Bất cứ toà án nào cũng có quyền yêu cầu một toà án khác giúp thẩm vấn một vụ án hoặc thông báo các án từ.

CHƯƠNG 1: TOÀ ÁN CẤP MỘT

TIẾT 1: THẨM PHÁN

Điều 1419

#1. Trong mỗi giáo phận và cho mỗi sự kiện không bị luật minh nhiên loại trừ, thẩm phán của toà án cấp một là Giám Mục giáo phận, Ngài có thể đích thân hay nhờ người khác thi hành quyền xét xử, theo các điều khoản sau đây.

#2. Nhưng nếu vụ án có liên quan đến những quyền lợi hay những tài sản vật chất của một pháp nhân do Giám Mục đại diện, thì toà kháng cáo xét xử như toà án cấp một.

Điều 1420

#1. Bất cứ Giám Mục giáo phận nào cũng buộc phải đặt một vị đại diện tư pháp hay uỷ viên tài phán có thường quyền xét xử, vị này phải khác với Tổng Đại Diện, ngoại trừ truờng hợp giáo phận nhỏ hẹp hay số vụ án quá ít khuyên nên làm cách khác.

#2. Vị đại diện tư pháp thiết lập một toà án duy nhất cùng với Giám Mục nhưng không được xét xử những vụ án mà Giám Mục dành riêng cho mình.

#3. Có thể cấp cho vị đại diện tư pháp nhiều phụ tá gọi là Phó Đại diện tư pháp hay là phó UỶ Viên tài phán.

#4. Đại diện tư pháp cũng như phó đại diện tư pháp phải là tư tế có thanh danh, có bằng tiến sĩ hay ít nhất cử nhân giáo luật, và không dưới ba mươi tưổi.

#5. Khi toà giám mục khuyết vị, những vị ấy vẫn tiếp tục chức vụ, và không thể bị giám quản giáo phận giải nhiệm; nhưng khi có Giám Mục mới, các vị ấy cần được xác nhận lại.

Điều 1421

#1. Trong giáo phận, giám Mục phải đặt các thẩm phán giáo phận, cac 1vị này phải là giáo sĩ.

#2. Hội đồng giáo mục có thể cho phép đặt cả giáo dân làm thẩm phán,,và nếu cần thì một trong những người ấy có thể được chọn để thành lập thẩm phán  đoàn.

#3. Các thẩm phán phải có thanh danh  và có bằng tiến sĩ  hay ít nhất là cử nhân giáo luật.

Điều 1422

Đại Diện tư pháp , các phó đại diện tư pháp và các thẩm phán khác được bổ nhiệm cho một thời gian nhất định, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1420 #5, và các vị ấy không thể bị giải nhiệm, trừ khi có lý do hợp pháp và nghiêm trọng.

Điều 1423

#1. Thay vì thiết lập các toà án giáo phận theo các điều 1419-1421, nhiều Giám MụÏc giáo phận với sự chuẩn y của Tông Toà, có thể đồng ý với nhau để thiết lập  một toà án cấp một duy nhất cho các giáo phận của mình; trong trường hợp này, tập thể các Giám Mụcấy hay một Giám Mục được các ngài chỉ định có mọi quyền mà mỗi Giám Mục giáo phận có đối vớitoà án của mình.

#2.Các toà án nói ở #1 có thể được thiết lập hoặc cho bất cứ vụ án nào, hoặc chỉ cho một vài loại vụ nào đó mà thôi.

Điều 1424

Trong bấy cứvụ xét xử nào, vị thẩm phán duy nhất  có thể mời hai hội thẩm phán là giáo sĩ hay giáo dân có đời sống liêm khiết làm cố vấn cho mình.

Điều 1425

#1. Phải loại bỏ tục lệ trái ngược và dành cho toà án gồm ba thẩm phán:

10 những vụ án hộ sự về;

a)dây ràng buộc do chức thánh;

b)dây ràng buộc do hôn nhân, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 1686 và 1688;

20 những vụ hình sự;

a)về những tội phạm có thể đưa đến hình phạt sa thải khỏi bậc giáo sĩ;

b)về việc tuyên kết hay tuyên bố vạ tuyệt thông;

#2. Giám Mục có thể uỷ thác những vụ án khó hơn hay quan trọng hơn hay quan trọng hơn cho toà án gồm ba hay năm thẩm phán.

#3. Đại Diện tư pháp phải mời các thẩm phán theo thứ tựluân phiên để xét xử từng vụ án một, trừ khi Giám Mục ấn định cách khác cho mỗi trường hợp.

#4. Trong việc xét xử ở cấp một, nếu không thể thiết lập  thẩm phán đoàn, bao lâu tình trạng bất khả thi  còn kéo dài, thì Hội Đồng Giám Mục ó thể được, vị này phải  mời một thẩm phán  giáo sĩ duy nhất, và nơi nào có thể được, vị này phải mời một  hội thẩm và một dự thẩm giúp mình.

#5. Một khi các thẩm phán đã được chỉ định rồi, Đại Diện tư pháp đừng thay thế họ, nếu không vì một lý do rất nghiêm trọng  cần phải ghi trong sắc lệnh.

Điều 1426

#1. Toà án hiệp đoàn phải tiến hành cách tập thể và phải tuyên án theo đa số phiếu.

#2. trong mức độ có thể, Đại Diện tư pháp hay phó Đại Diện tư pháp phải hủ toạ toà án nói trên.

Điều 1427

#1. Nếu có tranh chấp giữ các tu sĩ hay giữa các nhà của cùng một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo hoàng, trừ khi hiến pháp đã dự liệu cách khác, thì thẩm phán của tòa án cấp một là Bề Trên tỉnh dòng hoặc là Viện Phụ sở tại, nếu là đan viện tự trị.

#2. Nếu là tranh chấp hộ sự giữa hai tỉnh dòng thì chính vị Điều Hành  tổng quyền tự mình hay là nhờ người thụ ủy xét xử ở cấp một; nếu là tranh chấp hộ sự giữa hai đan viện. Viện Phụ Bề Trên của hiệp hội  đan viện, Viện Phụ Bề Trên của hiệp hội sẽ xét xử, trừ khi hiến pháp quy định cách khác.

#3. Cuối cùng, nếu là tranh chấp giữa các thể nhân hoặc pháp nhân dòng thuộc  các hội dòng khác nhau, hoặc thuộc cùng một hội dòng giáo sĩ thuộc luật giáo phận hay thuộc một tu hội giáo dân hoặc giữa một tu sĩ và một giáo sĩ triều hay hay một pháp nhân không thuộc hội dòng, thì tòa án giáo phận sẽ xét xử ở cấp một.

TIẾT 2: DỰ THẨM VÀ PHÚC TRÌNH VIÊN

Điều 1428

#1. Để thẩm cứu vụ án, vị thẩm phán hay vị chánh án hiệp đoàn có thể chỉ định một dự thẩm  được lựa chọn hoặc trong số các thẩm phán của tòa án hoặc trong số  những người đã được Giám Mục chuẩn nhận để giữ nhiệm vụ ấy.

#2. Giám Mục có thể chuẩn nhận những giáo sỉ hay giáo dân nổi bậc về hạnh kiểm tốt, về khôn ngoan và đạo lý để giữ nhiệm vụ dự thẩm.

#3. Theo sự ủy nhiệm của thẩm phán, nhiệm vụ của dự thẩm là chỉ thu thập các bằng chứng và trao cho vị thẩm phán  những bằng chứng đã thu thập được; nhưng nếu ủy nhiệm của thẩm phán không định ngược lại, dự thẩm có thể quyết định trong khi thẩm cứu phải thu nhập những bằng chứng  nào và bằng cách nào, nếu tình cờ có vấn đề như thế xảy ra, trong khi thi hành nhiệm vụ của mình.

Điều 1429

 Vị chánh án tòa án hiệp đoàn phải chỉ địnhmột trong những thẩm phán của hiệp đoàn  làm báo cáo viên hay phúc trình viên; vị này sẽ tường trình vụ án trong phiên họp của các thẩm phán, và dự thảo án văn trên giấy tờ; khi có lý do chính đáng, vị chánh án tòa án có thể thay thế người ấy bằng một người khác.

TIẾT 3: CÔNG TỐ VIÊN BẢO HỆ VIÊN VÀ CÔNG CHỨNG VIÊN

Điều 1430

Đối với những vụ án hộ sự trong đó công ích có thể bị lâm nguy cũng như đối với những vụ  án hình sự, phải đặt một công tố viên trong giáo phận, công tố viên có bổn phận lo cho công ích.

Điều 1431

#1. Trong các vụ án hộ sự, Giám Mục giáo phận nhận định xem công ích có thể bị lâm nguy hay không, trừ khi luật buộc công tố viên phải can thiệp hay sự can thiệp hay khi sự can thiệp này là hiển nhiên cần thiết cho bản chất của sự việc.

#2.Nếu công tố viên đã can thiệp ở một cấp dưới thì sự can thiệp ấy đượcuy đoán là cần thiết ở cấp trên.

Điều 1432

Đối với các vụ án liên quan đến sự vô hiệu của việc truyền chức thánh hoặc liên quan đến sự vô hiệu hay sự phân ly của hôn nhân phải  đặt một bảo hệ viên trong giáo phận, vị này có bổn phận, phải đề nghị và trình bày tất cả những gì có thể dẫn chứng cách hợp lý để chống lại sự vô hiệu hay sự phân ly.

Điều 1433

Trong những vụ án đòi buộc  công tố viên hay bảo hệ viên phải hiện diện, nếu những người này không được triệu tập đến, các án từ đều vô giá trị, trừ khi chính họ, mặc dù không được triệu tập đến nhưng sự thực đã có mặt, hoặc ít nhất họ đã có thể thi hành nhiệm vụ của mình trước khi tuyên án bằng việc khảo sát các án từ.

Điều 1434

Trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác:

10 mỗi khi luật quy định thẩm phán phải nghe hai bên hoặc một trong hai, thì cũng phải nghe công tố viên và bảo hệ viên, nếu các vị này tham gia vào việc xử án;

20 mỗi khi đòi  lời yêu cầu của một bên để thẩm phán có thể quyết định một vấn đề gì, thì sự yêu cầu của công tố viên hay bảo hệ viên tham giava2o việc xử án cũng có hiệu lực như vậy.

Điều 1435

Giám Mục bổ nhiệm công tố viên và bảo hệ viên, dù là giáo sĩ hay giáo dân, các vị này phải có thanh danh, có bằng tiến sĩ hay cử nhân giáo luật, khôn ngoan và nhiệt thành với công lý.

Điều 1436

#1. Một người có thể  vừa giữ chức vụ công tố viên vừa giữ chức vụ bảo hệ viên, miễn là không phải trong cùng một vụ án.

#2. Công tố viên và bảo hệ viên có thể được đặt lên để làm việc trong mọi vụ án hay trong từng vụ án, nhưng các vị này có thể bị Giám Mục bãi nhiệm vì lý do chính đáng.

Điều 1437

#1. Công chứng viên phải tham gia bất cứ vụ tố tụng nào, vì thế, các án từ sẽ vô hiệu, nếu không có chữ ký của công chứng viên.

#2. Các án từ công chứng viên soạn  thảo  có giá trị công tín.

CHƯƠNG 2: TÒA ÁN CẤP HAI

 Điều 1438

Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1444 #1, 10

10 việc khán cáo được thực hiện từ tòa án của Giám Mục thuộc giáo tỉnh lên tòa án của Tổng Giám Mục giáo tỉnh, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 1439;

20 trong những vụ án đã được xét xử ở tòa án cấp một trước mặt Tổng Giám Mục giáo tỉnh, phải khán cáo lên tòa án ngài đã định cách cố định, với sự chuẩn y của Tông Tòa;

30 đối với những vụ án đã được xét xử trước mặt Bề Trên tỉnh dòng, thì tòa án cấp hai là tòa án của vị Điều Hành tổng quyền; đối với những vụ án đã được xét xử trước mặt Viện Phụ sở tại, thì tòa án cấp hai là tòa án của Viện Phụ Bề Trên hiệp hội đan viện.

Điều 1439

#1. Nếu chỉ có một tòa án cấp một duy nhất được thiết lập chung cho nhiều giáo phận chiếu theo quy tắc của điều 1423, thì Hội Đồng Giám Mục phải thiết lập tòa án cấp hai với sự chuẩn y của Tông Tòa, trừ khi tất cả các giáo phận đó đều thuộc về cùng một tổng giáo phận.

#2.Với sự chuẩn y của Tông Tòa, Hội Đồng Giám Mục có thể thiết lập một hay nhiều tòa án cấp hai, kể cả ngoài những trường hợp nói ở #1.

#3.Đối với những tòa án cấp hai  nói ở ##1 và 2, Hội Đồng Giám Mục chỉ định, có tất cả quyền hành mà Giám Mục giáo phận đối với tòa án của mình.

Điều 1440

Nếu thẩm quyền về cấp tòa án xét xử không được tuân giữ chiếu theo quy tắc của các điều 1438 và 1439, thì thẩm phán tuyệt đối vô thẩm quyền.

Điều 1441

Tòa án cấp hai phải được thiết lập cùng một thể thức như tòa án cấp một. Nhưng nếu việc xét xử ở cấp một chỉ có một thẩm phán  tuyên án, chiếu theo điều 1425#4, thì tòa án cấp hai phải tiến hành xét xử theo thể thức hiệp đoàn.

CHƯƠNG 3: CÁC TÒA ÁN TÔNG TÒA

Điều 1442

Đức Giáo Hoàng Rôma là vị thẩm phán tối caocho toàn thế giới Công giáo, ngài đích thân xét xử hoặc qua các tòa án thông thường của Tông Tòa, hoặc qua các thẩm phán do ngài ủy quyền.

Điều 1443

Tòa  án thông thường được Đức Giáo Hoàng Rôma  thiết lập để nhận những kháng cáo và tòa Thượng Thẩm Rôma .

Điều 1444

#1. Tòa Thượng Thẩm Rôma xét xử:

10 ở cấp hai, những vụ án đã được tòa án thông thường cấp một xét xử và kháng cáo hợp pháp lên Tòa Thánh.

20 ở cấp ba hay cấp cao hơn, những vụ án đã được xét xử do chính tòa  Thượng Thẩm Rôma và do bất cứ tòa án nào khác,trừ khi vấn đề đã trở thành quyết tụng.

#2. Tòa án này xét xử cả ở cấp một những vụ án nói ở điều 1405 #3, hay những vụ án khác mà Đức Giáo Hoàng Rôma, hoặc do tự ý hoặc do yêu cầu của các bên, đã gọi lên xét xử tại tòa án của mình và trao cho tòa Thượng Thẩm Rôma ; chính là tòa Thượng Thẩm Rôma xét xử những vụ án ấy ở cấp hai và ở cấp cao hơn nữa, trừ khi đã dự liệu cách khác trong phúc chiếu trao nhiệm vụ.

Điều 1445

#1. Tối Cao Pháp Viện tông tòa xét xử:

10 những vụ tranh chấp về sự vô hiệu, những thỉnh nguyện về sự phục hồi nguyên trạng và những vụ việc kháng nghị khác chống lại các phán quyết  của tòa Thượng Thẩm Rôma :

20 những trường hợp kháng nghị trong những vụ án về tình trạng nhân thân mà tòa Thượng Thẩm Rôma từ chối không xét xử lại;

30 những khước biện vì nghi ngờ và những vụ án khác chống lại các dự thẩm của  tòa Thượng Thẩm Rôma vì những hành động của họ trong khi thi hành chức vụ;

40 những vụ tranh chấp về thẩm quyền nói ở điều 1416.

#2. Tòa  án xét xử những tranh chấp phát xuất từ một hành vi của quyền hành chính trong Giáo Hội đã được đệ lên tòa cách hợp pháp, xét xử những tranh chấp khác có tính cách hành chính được Đức Giáo Hoàng Rôma hay những cơ quan của Giáo Triều Rôma  trao cho tòa này thụ lý, và xét xử những tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan ấy.

#3. Ngoài ra, Tối Cao Pháp Viện này còn:

10 chăm lo giữ gìn thực thi công lý cách đúng đắn, và nếu cần, tìm cách xử trí với các luật sư hay những người đại diện;

20 gia hạn thẩm quyền của các tòa án;

30 cổ vũ và chuẩn y việc thành lập những tòa án nói ở các điều 1423 và 1439.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 3928
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  17
 Hôm nay:  1977
 Hôm qua:  2680
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12335688

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn