Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 617 - 658

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 617 - 658

Quyển II. Dân Thiên Chúa điều 617- 658

CHƯƠNG 2: VIỆC LÃNH ĐẠO HỘI DÒNG

 TIẾT 1: CÁC BỀ TRÊN VÀ BAN CỐ VẤN

Điều 617

Các Bề Trên phải chu toàn trách nhiện của mình và phải thi hành quyền của mình và phải thi hành quyền của mình  chiếu theo quy tắc của luật phổ quát và luật riêng.

Điều 618

Các Bề Trên phải thi hành quyền đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa  qua thừa tác vụ của Giáo Hội trong tinh thần phục vụ. Vì vậy ngoan ngoãn theo ý muốn của Thiên Chúa trong khi  thi hành trách nhiệm, các Bề Trên phải lãnh đạo các người thuộc quyền như con cái của Thiên Chúa, và để khuyến khích họ tự nguyện vâng phục tôn sự tôn trọng nhân vị, các Bề Trên phải sẳn sàng lắng nghe họ và phải cổ vũ họ cộng tác vì lợi ích của tu hội và cùa Giáo Hội, nhưng vẫn giữ nguyên quyền quyết định của mình  cũng như quyền truyền dạy điều gì phải làm.

Điều 619

Các bề Trên phải tận lực thi hành nhiệm vụ của mình , và trong sự hiệp nhất  với các thành viên trao phó cho mình, cac ngài phải tìm cách xây dựng một cộng đòa huynh đệ trong Đức Kitô, nơi đó Thiên Chúa được tìm kiếm và được yêu mến trên hết mọi sự. Vì vậy chính các Bề Trên phải thường xuyên nuôi dưỡng các thành viên bằng lương thực Lời Chúa và phải dẫn đưa họ tới việc cử hành phụng vụ. Các Bề Trên phải nêu gương cho họ trong việc thực hành các nhân đức, trong việc tuân giũ các luật lệ và các truyền thống của tu hội mình; các Bề Trên phải chu cấp xứng đáng các nhu cầu cá nhân của họ, phải ân cần chăm lo và viếng thăm những người đau yếu, phải sữa dạy những người vô kỷ luật, phải an ủi những người nhút nhác, và phải nhẫn nại với hết mọi người.

Điều 620

Những vị Bề Trên  cấp cao là những người lãnh đạo toàn thể tu hội, hoặc một tỉnh dòng, hoặc một phần tương đương với tỉnh dòng, hoặc một nhà tự trị, cũng như những người đại diện các vị ấy.Viện Phụ tổng quyền và Bề Trên của hội dòng đan tu cũng là những vị Bề Trên cấp cao, nhưng những vị này không có mọi quyền mà luật phổ quát dành cho các Bề Trên cấp cao.

Điều 621

Tỉnh dòng là liên hiệp nhiều nhà thành thành một phần trực tiếp của cùng một tu hội, dươi quyền cùng một Bề Trên, và được nhà chức trách hợp pháp thiết lập theo giáo luật.

Điều 622

 Vị Điều Hành tổng quyền có quyền trên mọi tỉnh dòng, các nhà và các thành viên của tu hội phải thi hành quyền ấy theo luật riêng; các Bề Trên khác có quyền này trong giới hạn nhiệm vụ của mình.

Điều 623

Để được hay bổ nhiệm hay được bầu vào chức vụ Bề Trên cách hữu hiệu, các thành viên của hội dòng, sau khi tuyên khấn trọn đời hay vĩnh viễn, buộc phải có một thời gian xứng hợp do luật riêng ấn định, hoặc nếu là Bề Trên cấp cao, thì do hiến pháp.

Điều 624

#1. Các Bề Trên phải được đặt lên cho một thời gian nhất định và xứng hợp tùy theo bản chất và nhu cầu của tu hội, trừ khi hiến pháp quy định cách khác về vị Điều Hành tổng quyền và các Bề Trên nhà tự trị.

#2. Luật riêng phải liệu sao có những quy tắc thích hợp để các Bề Trên được đặt lên một thời gian nhất định đừng ở trong chức vụ lãnh đạo quá lâu mà không cách quãng.

#3. Tuy nhiên, trong thời gian tại chức, các vị có thể bị giải nhiệm hopa85c được thuyên chuyển sang một chức vụ khác vì những lý do được quy định trong luật riêng.

Điều 625

#1. Vị Điều Hành tổng quyền của một tu hội phải được chỉ định bằng việc bầu cử đúng giáo luật chiếu theo các quy tắc của hiến pháp.

#2. Giám Mục tại nơi có trụ sở chính chủ tọa cuộc bầu cử Bề Trên đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 , và cuộc bầu cử vị  Điều  Hành tổng quyền của tu hội thuộc luật giáo phận.

#3.Các Bề Trên phải được đặt lên chiếu theo quy tắc của hiến pháp, nhưng nếu các vị được bầu, thì các vị phải được sự chuẩn y của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền; nếu các vị được Bề Trên bổ nhiệm, thì trước đó phải có sự tham khảo ý kiến cách thích đáng.

Điều 626

Các Bề Trên khi trao chức vụ, và các thành viên khi bầu cử, phải giữ các  quy tắc của luật phổ quát và của luật rei6ng. Các Bề Trên và các thành viên phải tránh mọi lạm dụng và thiên vị, và trong khi chỉ hướng về Thiên Chúa và nhằm lợi ích của tu hội, họ phải bổ nhiệm hoặc bầu những người mà trước mặt Chúa họ phải xét là thực sự xứng đáng và có khả năng. Ngoài ra trong các cuộc bầu cử họ phải tránh việc vận động phiếu cách trực tiếp hay gián tiếp, cho chính mình hay cho người khác.

Điều 627

#1. Chiếu theo quy tắc của hiến pháp,các Bề Trên phải có hội đồng riêng và phải nhờ đến hội đồng ấy khi thi hành nhiệm vụ.

#2. Ngoài những trường hợp do luật phổ quát quy định, luật riêng phải xác định những trường hợp nào buộc phải có sự chấp thuận hay buộc phải hỏi ý kiến để hành vi được hữu hiệu chiếu theo quy tắc của điều 127.

Điều 628

#1. Các Bề Trên đã được luật riêng của tu hội chỉ định vào nhiệm vụ này phải đi thăm các nhà và các thành viên đã được trao phó cho mình, vào thời gian đã được ấn địnyh, theo các quy tắc của luật riêng ấy.

#2.Giám Mục giáo phận có quyền và có bổn phận phải kinh lý, ngay cả trong phương diện kỷ luật tu trì;

10 các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615;

20từng nhà của tu hội thuộc luật giáo phận ở trong địa hạt của ngài.

# 3. Các thành viên phải tỏ lòng tin tưởng đốu với vị kinh lý và  buộc phải  trả lời theo sự thật và trong đức ái, khi ngài hỏi họ cách chính đáng; không ai được phép làm bất cứ cách nào khác để các thành viên tránh né nghĩa vụ này, hoặc để gây cản trở cho mục đích của việc kinh lý bằng cách khác.

Điều 629

Các Bề Trên phải ở tại nhà mình và không được vắng nhà, trừ trường hợp chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 630

# 1. Các Bề Trên phải nhìn nhận sự tự do chính đáng của các thành viên trong những gì liên quan đến bí tích Sám Hối và việc linh hướng, miễn là vẫn giữ nguyên kỷ luật của tu hội.

# 2. Các Bề Trên, chiếu theo quy tắc của luật riêng, phải liệu sao cho các cha giái tội có khả năng luôn s8a3n sàng để các thành viên có thể thường xuyên xưng tội với các ngài.

# 3. Trong các nữ đan viện, trong các nhà đào tạo, và trong các cộng đoàn đông người thuộc hàng giáo dân, phải có các cha giải tội thường lệ được Đấng Bản Quyền địa phương chuẩn nhận, sau khi đã tham khảo ý kiến của cộng đoàn, tuy nhiên họ không buộc phải xưng tội với các vị ấy.

# 4. Các Bề Trên đừng giải tội  cho những người thuộc quyền mình, trừ khi những người này tự ý yêu cầu điều này.

# 5.Các thành viên phải đến với các Bề Trên của mình với lòng tin tưởng, họ có thể tự do và tự ý cởi mở tâm hồn với các ngài. Tuy nhiên, các Bề Trên không được xúi giục họ giải bày lương tâm bằng bất cứ cách nào.

TIẾT2: CÁC CÔNG NGHỊ

Điều 631

#1. Có quyền tối cao trong tu ội chiếu theo quy tắc của hiến pháp, tổng công nghị phải được thành lập thế nào để đại diện cho toàn thể tu hội và có thể trở nên dấu chỉ  thực sư của sự hiệp nhất trong đức ái. Tổng công nghị có sứ mạng chính là bảo vệ gia sản của tu hội đã được nói đến ở điều 578

, cổ vũ việc canh tân và thích nghi hợp với gia sản ấy, bầu cử vị Điều Hành tổng quyền giải quyết các vấn đề quan trọng cũng như ban hành các quy tắc buộc mọi người phải tuân theo.

#2. Thành phần và quyền hạn của tổng công nghị phải được quy định trong hiến pháp; luật riêng còn phải xác định nội quy giữ trong khi họp tổng công nghị, nhất là trong những gì liên quan đến việc bầu cử và chương trình nghị sự.

#3. Theo các quy tắc được xác định trong luật riêng, không những các tỉnh dòng và các cộng đoàn địa phương, mà bất kỳ thành viên nào của hội dòng cũng đều được tự do gửi các nguyện vọng và các đề nghị của mình lên tổng công nghị.

Điều 632

Luật riêng phải cẩn thận xác định những gì liên quan đến những công nghị khác của tu hội hoặc những cuộc hội nghị tương tự khác, tức là phải xác định bản chất, quyền bính , thành phần, cách tiến hành và thời gian họp của các cuộc họp đó.

Điều 633

#1. Các cơ quan tham dự hoặc tham khảo phải trung thành chu toàn trách nhiệmđã được trao phó cho mình chiếu theo quy ắc của luật phổ  quát và của luật riêng, và phải theo cách thức riêng của mình để bày tỏ sự quan tâm và sự tham gia của tất cả các thành viên đối với lợi ích của toàn thể tu hội hay của cộng đoàn.

#2. Phải thận trọng khôn ngoan trong việc thành lập và sử dụng các phương cách tham dự hay tham khảo, và việc tiến hành của các phương cách ấy phải phù hợp với đặc tính và mục đích của tu hội.

TIẾT 3: TÀI SẢN VẬT CHẬT VÀ VIỆC QUẢN TRỊ TÀI SẢN

Điều 634

#1.Các tu hội, các tỉnh dòng và các nhà, với tư cách  là các pháp nhân theo luật, có khả năng thủ đắc, chấp hữu, quản trị và chuyển nhượng tài sản, trừ khi khả năng ấy đã bị hiến pháp loại trừ hay hạn chế.

# 2.Tuy nhiên, các tu hội, các tỉnh dòng và các nhà phải tránh mọi hình thức xa hoa , trục lợi quá đáng và tích lũy tài sản.

Điều 635

#1. Tài sản vật của các hội dòng, với tư cách là tài sản Giáo Hội, được chi phối bởi những quy định của quyển V và Tài sản vật chất của Giáo Hội, trừ khi luật đã minh nhiên dự liệu cách khác .

#2. Tuy nhiên,mỗi tu hội phải ấn định ,các quy tắc thích hợp về việc sử dụng và quản trị tài sản, để cổ vũ, bảo vệ và biểu lộ sự nghèo khó riêng của mình.

Điều 636

#1. Trong mỗi tu hội cũng như mỗi tỉnh dòng do một Bề Trên cấp cao lãnh đạo, phải có một người quản lý khác với Bề Trên cấp cao được đặt lên chiếu theo quy tắc của luật riêng, người này phải quản trị tài sản dưới sự hướng dẫn của Bề Trên liên hệ.rong các cộng đoàn địa phương, trong mức độ có thể, cũng phải đặt một người quản lý khác với Bề Trên địa phương.

#2.Vào thời kỳ và theo cách thức do luật riêng ấn định, các quản lý và các người quản trị khác phải tường trình cho nhà chức trách có thẩm quyền về việc quản trị

Điều 637

Các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 phải tường trình cho Đấng Bản Quyền địa phương mỗi năm một lần về việc quản trị; ngoài ra, Đấng Bản Quyền địa phương  có quyền biết việc kế toán của một nhà dòng thuộc luật giáo phận.

Điều 638

#1. Trong khuôn khổ của luật phổ quát, việc xác định những hành vi  nào vượt quá giới hạn và thể thức quản trị thông thường và việc ấn định những điều cần thiết để thực hiện thành ự một hành vi  quản trị ngoại thường thuộc về luật riêng.

#2. Ngoài các Bề Trên, các viên chức được luật riêng chỉ định vào việc quản trị thông thường , trong giới hạn trách nhiệm của mình.

# 3. Để được hữu hiệu, việc chuyển nhượng và bất cứ việc gì khiến cho tình trạng di sản của pháp nhân bị thiệt thòi, phải có phép bằng văn bản của Bề Trên có thẩm quyền, với sự chấp thuận của hội đồng của ngài. Ngoài ra còn buộc phải có phép của Tòa Thánh, nếu là một việc chi tiêu vượt quá số tiền được Tông Tòa ấn định cho mỗi miền, hoặc nếu là tài sản được dâng cho Giáo Hội do lời khấn, hoặc là các đồ vật quý giá vì giá trị nghệ thuật hay lịch sử.

#4. Đối với các đan viện tự trị được nói đến ở điều 615 và đối với các tu hội thuộc luật giáo phận, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 639

#1.Nếu một pháp nhân mắc nợ và mắc các nghĩa vụ, ngay cả khi có phép của Bề Trên, thì chính pháp nhân ấy buộc phải chịu trách nhiệm về các món nợ và các nghĩa vụ đó.

#2.Nếu một thành viên được phép Bề Trên ký hợp đồng liên quan đến tài sản riêng tư của mình, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm về hợp đồng đó; nhưng nếu đương sự được Bề Trên ủy quyền để giải quyết một công việc của tu hội, thì tu hội phải chịu trách nhiệm về việc đó.

#3. Nếu một tu sĩ đã ký hợp đồng mà không có phép của các Bề Trên, thì chính đương sự phải chịu trách nhiệm, chứ không phải pháp nhân.

#4. Tuy nhiên, vẫn giữ nguyên tắc là luôn luôn có thể kho83i tố người đã thủ lợi từ hợp đồng đã được ký kết.

#5. Các Bề Trên dòng phải thận trọng đừng cho phép vay nợ, trừ khi biết chắc rằng có thể trả lãi nhờ hoa lợi thông thường và có thể hoàn lại tiền vốn bằng cách trả góp một cách chính đáng trong một thời gian không quá lâu.

Điều 640

Các tu hội , tùy hoàn cảnh địa phương, phải cố gắng làm chứng cho đức ái và đức nghèo khó cách tập thể và phải đóng góp tài sản mình để đáp ứng những nhu cầu của Giáo Hội cũng như việc cứu trợ những người nghèo, tùy phương tiện của mình.

CHƯƠNG 3: VIỆC THÂU NHẬN ỨNG SINH VÀ ĐÀO TẠO CÁC TU SĨ

TIẾT1: VIỆC THÂU NHẬN VÀO TẬP VIỆN

Điều 641

Việc thâu nhận ứng sinh vào tập viện thuộc về các Bề Trên cấp cao chiếu theo quy tắc của luật riêng.

Điều 642

Các Bề Trên phải cẩn thận liệu sao để chỉ thâu nhận những ứng sinh không những đủ độ tuổi đòi buộc, mà còn có sức khỏe, tính tình thích hợp và đầy đủ các đức tính của sự trưởng thành, để đảm nhận nếp sống riêng của tu hội; nếu cần, phải nhờ đến người giám định để xác minh sức khỏe, tính tình và sự trưởng thành, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 220.

Điều 643

#1. Việc thâu nhận những người sau đây vào tập viện sẽ vô hiệu;

10người chưa đủ mười bảy tuổi trọn;

20người phối ngẫu, bao lâu hôn nhân còn hiệu lực;

30người đang còn liên kết với tu hội thánh hiến bằng mối ràng buộc thánh hay đã nhập tịch vào một tu đoàn tông đồ, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 684

40người vào tu hội do ảnh hưởng của bạo lực, sợ hãy nghiêm trọng hay man trá, hoặc người Bề Trên nhận vào dưới một ảnh hưởng tương tự như thế;

50người giấu giếm việc mình đã gia nhập tu hội thánh hiến hay một tu đoàn tông đồ.

#2.Luật riêng có thể thiết lập các ngăn trở khác liên quan cả đến sự hữu hiệu của việc thâu nhận, hoặc đặt thêm các điều kiện khác trong việc thu nhận.

Điều 644

Các Bề Trên không được thâu nhận các giáo sĩ triều vào tập việt mà không tham khảo Đấng Bản Quyền riêng của những người này và cũng không được thâu nhận  những người mắc những món nợ không thể chi trả.

Điều 645

#1.Trước khi được thâu nhận vào tập viện, các ứng sinh phải xuất trình  chứng thư rửa tội và chứng thư thêm sức, cũng như giấy chứng nhận tình trạng thong dong.

#2. Nếu là việc thâu nhận các giáo sĩ hoặc các ứng sinh đã từng được  nhận vào một tu hội thánh hiến khác, một tu đoàn tông đồ hay một chủng viện, thì tùy theo trường hợp buộc phải có thêm một chúng thư của Đấng Bản Quyền địa phương hoặc của Bề Trên cấp cao của tu hội hay của tu đoàn, hoặc của giám đốc chủng viện.

#3. Luật riêng có thể đòi hỏi những chúng từ khác về khả năng mà ứng sinh buộc phải cò ,cũng như về việc không mắc ngăn trở.

#4. Nếu thấy cần, các Bề Trên còn có thể yêu cầu những thông tin khác nữa, với điều kiện phải giữ bí mật.

TIẾT 2: TẬP VIỆN VÀ VIỆC ĐÀO TẠO TẬP SINH

Điều 646

Tập viện , nơi  khởi đầu  đời sống tu hội, được tổ chức thế nào để các tập sinh có một nhận thức tốt nhất về ơn gọi thần linh, cũng là ơn gọi riêng của tu hội, để họ thử nghiệm nếp sống của tu hội, để họ làm cho lòng trí mình được thấm nhuần tinh thần của hội dòng, cũng để họ chứng minh ý định và khả năng của mình.

Điều 647

#1. Việc thiết lập, di chuyển và giải thể tập việc phải được thực hiện do sắc lệnh bằng văn thư của vị Điều Hành tổng quyền của tu hội , với sự chấp thuận của ban cố vấn của vị này.

#2. Để được hữu hiệu, việc tập tu phải được thực hiện trong một nhà được chỉ định hợp pháp cho mục đích ấy. Trong những trường hợp đặc biệt và ngoại lệ, vị Điều Hành tổng quyền, với sự chấp thuận của ban cố vấn của ngài, có thể cho phép một ứng sinh thực hiện việc tập tu tại một nhà khác của tu hội, dưới sự hướng dẫn của một tu sĩ có kinh nghiệm trong nhiệm vụ giáo tập.

# 3. Bề Trên cấp cao có thể cho phép một nhóm tập sinh lưu trú một thời gian tại một nhà khác của tu hội do chính ngài chỉ định.

Điều 648

#1. Để được hữu hiệu, việc tu tập phải kéo dài mười hai tháng trong chính cộng đoàn tập viện, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 647 #3.

#2. Để hoàn tất việc đào tạo các tập sinh, ngoài thời gian được nói đến ở #1,có thể ấn định thêm một hay nhiều thời gian sinh hoạt  tông đồ ở ngoài cộng đoàn tập viện.

#3. Việc tập tu không được kéo dài quá hai năm.

Điều 649

#1. Miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của các điều 647 #3 và 648 #2, sự vắng mặt khỏi tập viện quá ba tháng, dù liên tục hay cách quảng, sẽ vô hiệu quá việc tập tu. Sự vắng mặt quá mười lăm ngày phải được bù lại.

#2. Với phép của Bề Trên cấp cao có thẩm quyền , việc khấn lần đầu  có thể thực hiện trước kỳ hạn, nhưng không được sớm hơn mười lăm ngày.

Điều 650

#1. Mục đích của năm tập đòi các tập sinh phải được đào tạo dưới sự hướng dẫn của vị giáo tập, theo một chương trình đào tạo do luật riêng quy định.

#2. Việc lãnh đạo các tập sinh dành riêng cho một mình vị giáo tập duy nhất dưới quyền các Bề Trên cấp cao.

Điều 651

#1.Vị giáo tập phải là thành viên của tu hội, đã tuyên khấn trọn đòi và đượ c chỉ định hợp pháp.

#2.Nếu cần, có thể đặt thêm các phụ tá cho vị giáo tập, những người này phải tùy thuộc vị  giáo tập trong việc hướng dẫn việc tập tu và trong chương trình đào tạo.

#3. Phải cắt đặt những thành viên đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và không vướng mắc những trách nhiệm khác vào việc đào tạo tập sinh, để có thể chu toàn phận sự một cách hiệu quả và bền vững.

Điều 652

#1.Vị giáo tập và các cộng tác viên nhận định và trắc nghiệm ơn gọi của các tập sinh và đào tạo họ từng bước để họ sống đời trọn lành thích hợp với tu hội.

#2.Các tập sinh phải được hướng dẫn để phát huy các nhân đức nhân bản và các nhân đức Kitô giáo; họ phải được đưa vào một con đường trọn lành nhất nhờ lời cầu nguyện và từ bỏ mình; họ phải được đào tạo về cách chiêm ngắm mầu nhiệm cứu độ, cách đọc và suy ngẫm Thánh Kinh; họ phải được chuẩn bị đểcử hành việc tôn thờ Thiên Chúa và cho nhân loại trong Đức Kitô bằng các lời khuyên Phúc Aâm; họ phải được giáo huấn về đặc tính và tinh thần, mục đích và kỹ luật, lịch sử và đời sống của tu hội; họ phải được thấm nhuần lòng yêu mến Giáo Hội cũng như các vị Chủ Chăn có chức thánh của Giáo Hội.

#3.Ý thức trách nhiệm riêng của mình, các tập sinh phải tích cực cộng tác với vị giáo tập để trung thành đáp lại ơn gọi của Chúa.

#4.Các thành viên của tu hội phải hết lòng cộng tác, theo cách của mình, vào việc đào tạo các tập sinh, bằng gương sáng đời sống và bằng lời cầu nguyện.

#5. Thời gian của việc tập tu, được nói đến ở điều 648#1, phải đượcdùng vào việc đào tạo thật sự, vì vậy, các tập sinh không phải bận rộn với việc học hành và các công tác không trực tiếp góp phần vào việc đào tạo ấy.

Điều 653

#1. Tập sinh có thể tự do rời bỏ tu hội và nhà chức trách có thẩm quyền của tu hội có thể sa thải tập sinh.

#2.Khi việc tu kết thúc, tập sinh phải được nhận  cho khấn tạm, nếu được xét là có khả năng xứng hợp, nếu không thì phải bị sa thải. Nếu có hồ nghi về khả năng xứng hợp của tập sinh, Bề Trên cấp cao có thể kéo dài thời gian thử luyện chiếu theo quy tắc của luật rei6ng, nhưng không được quá sáu tháng.

TIẾT 3: VIỆC TUYÊN KHẤN

Điều 654

Do việc khấn dòng, các thành viên cam kết tuân giữ ba lời khuyên Phúc Aâm bằng lời khấn công, họ được thánh hiến cho Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Giáo Hội và được gia nhập vào tu hội, với những quyền lợi và những bổn phận do luật quy định.

Điều 655

Việc khấn tạm phải được tuyên khấn cho một thời gian do luật riêng ấn định, thời gian ấy không được dưới ba năm và không được quá sáu năm.

Điều 656

Để được hữu hiệu, việc khấn tạm đòi buộc:

10người sắp tuyên khấn tối thiểu phải được mười tám tuổi trọn;

20việc tập tu đã được thực hiện hữu hiệu;

30 việc nhận cho khấn phải được tự do thực hiện do Bề Trên có thẩm quyền với sự biểu quyết của ban cố vấn chiếu theo quy tắc của luật;

40lời tuyên khấn phải được phát biểu cách minh nhiên và không do bạo lực, sợ hãi nghiêm trọng hoặc man trá;

50việc nhận lời khấn phải được thực hiện do chính Bề Trên hợp pháp , hoặc nhờ một người khác.

Điều 657

#1.Khi mãn thời gian giữ lời khấn, tu sĩ nào tự ý xin khấn  và được xét là có khả năng xứng hợp, thì phải được nhận cho tái khấn  hoặc cho khấn trọn đời, nếu không thì phải ra khỏi hội dòng.

#2. Tuy nhiên,nếu thấy thuận tiện, Bề Trên có thẩm quyền có thể kéo dài thời gian khấn tạm, tùy theo luật riêng, nhưng tổng số thời gian mà thành viên ấy bị ràng buộc bởi lời khấn tạm không được quá chín năm.

#3.Vì một lý do chính đáng, việc khấn trọn đời có thể được thực hiện trước kỳ hạn, nhưng không được sớm hơn ba tháng.

Điều 658

Ngoài những điều kiện đã được nói đến ở điều 656, 30,40,50, và những điều kiện khác được luật riêng thêm vào, để lời khấn trọn đời được hữu hiệu, khấn sinh buộc:

10tối thiểu phải đủ hai mươi mốt tuổi trọn;

20phải khấn tạm trước thời gian đó ít là ba năm, miễn là vẫn giữ nguyên những quy định của điều 657 #3.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 5385
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  2715
 Hôm qua:  3165
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12339591

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn