Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 447 - 491

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 447 - 491

Quyển II. Dân Thiên Chúa điều 447 - 491

CHƯƠNG 4: CÁC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

Điều 447

Hội Đồng Giám  Mục một định chế có tính cách thường trực, là đoàn thể các Giám Mục của một quốc gia hoặc một địa hạt nhất định,cùng nhau thi hành một số nhiệm vụ mục vụ cho các Kitô hữu thuộc địa hạt đó, nhằm cổ vũ  lợi ích lớn hơn mà Giáo Hội cống hiến cho mọi người, nhất là qua các hình thứ và các phương pháp làm việc tông đồ được thích nghi cho phù hợp với những hoàn cảnh của mỗi  thời và mỗi nơi, chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 448

#1. Hội đồng Giám Mục, theo quy tắc chung gồm các vị lãnh đạo của tất cả các Giáo Hội địa phương thuộc cùng một quốc gia, chiếu theo quy tắc của điều 450.

#2.Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh con người hoặc sự việc đòi hỏi, theo sự thẩm định của Tông Tòa, sau khi đã bàn với các Giám Mục giáo phận liên hệ, một Hội đồng Giám Mục có thể được thiết lập cho một địa hạt lớn hay nhỏ, như vậy Hội Đồng hoặc chỉ gồm những Giáo Mục của một số Giáo Hội địa phương được thiết lập trong một địa hạt nhất định, hoa85cgo62m các vị lãnh đạo của các Giáo Hội địa phương thuộc các quốc gia khác nhau; chính Tông Tòa  ấn định các quy tắc riêng cho mỗi Hội Đồng Giám Mục.

Điều 449

#1. Chỉ có Quyền Bính Tối Cao của Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Giám Mục liên hệ, thành lập bãi bỏ hoặc thay đổi các Hội đồng Giám Mục.

#2. Hội Đồng  Giám Mục được thành lập cách hợp pháp đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 450

#1. Tất  cả các Giám Mục giáo phận trong địa hạt và tất cả các vị được luật đồng hóa với các ngài, cũng như các Giám Mục phó và các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu tòa khác đang đảm nhận trong cùng địa hạt đó một nhiệm vụ đặc biệt do Tông Tòa hoặc do Hội Đồng Giám Mục ủy thác, là thành viên đương nhiên  của Hội Đồng Giám Mục; các Đấng Bản Quyền thuộc mọi lễ điển khác cũng có thể được mời tham dự, nhưng các vị này chỉ có quyền tư vấn mà thôi, trừ khi quy chế Hội Đồng Giám Mục ấn định cách khác.

#2.Các Giáo Mục hiệu tòa khác và các Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng, theo luật chung, không phải là thành viên của Hội Đồng Giám Mục.

Điều  451

Mỗi Hội đồng Giám Mục phải soạn thảo quy chế riêng, và các quy chế này phải được Tông Tòa chuẩn y,trong đó,ngoài các vấn đề khác, phải dự kiến các phiên họp khoáng đại của hội đồng và phải dự trù thành lập ban thường vụ các Giám Mục và văn phòng tổng thư ký của hội đồng, cũng như các chức vụ   và các ủy ban khác để giúp theo đuổi mục đích cách hữu hiệu nhất, theo sự thẩm định của Hội Đồng.

Điều 452

#1. Mỗi Hội đồng Giám Mục phải bầu vị chủ tịch Hội Đồng phải xác định  người nào sẽ đảm nhận chức vụ quyền chủ tịch trong trường hợp chủ tịch bị ngăn trở chính đáng,và phải chỉ định một tổng thư ký, chiếu theo quy tắc của các quy chế.

#2. Chủ tịch Hội Đồng ,và khi vị này bị ngăn trở chính đáng thì phó chủ tịch chủ toạ không những các phiên hợp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục mà còn chủ toạ cả ban thường vụ nữa.

Điều 453

Các phiên họp khoáng đại của Hội đồng Giám Mục phải được tổ chức ít nhất là mỗi năm một lần và mỗi khi các hoàn cảnh riêng đòi hỏi ,theo những quy định của quy chế.

Điều 454

# 1. Trong các phiên họp khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục giáo phận cũng như các vị được luật đồng hoá với các ngài , và các Giám Mục phó đương nhiên có quyền biểu quyết.

#2. Các Giám Mục phụ tá và các Giám Mục hiệu toà khác thuộc Hội Đồng Giám Mục có quyền biểu quyết hoặc có quyền tư vấn tùy theo những quy định  của quy chế hội đồng , tuy nhiên , phải nắm vững điều này là khi bàn về việc doạn thảohoặc sữa đổi quy chế ,thì chỉ có những vị được nói đến ở#1mới có quyền biểu quyết.

Điều 455

#1. Hội Đồng Giám Mục chỉ có thểban hành những sách luật trong những vấn  đề mà luật phổ quát đã quy định ,hay khi một quyết định riêng của Tông Toàđã ấn định điều đó bằng Tự sắc, hoặc do lời thỉnh cầu của chính Hội Đồng.

#2. Để được ban hành hữu hiệu trong phiên họp khoáng đại,các sắc luậtđược nói đến ở # 1cần hội đủ ít nhất là hai phần ba số phiếu của các Giám Mục có quyền biểu quyết trong Hội Đồng, và các sắc luật chỉ có hiệu luật khi đã được chính thức ban hành sau khi đã được Tông Toà chuẩn y.

#3. Cách thức ban hành và thời gian các sắc luật bắt đầu có hiệu phải do chính Hội Đồng Giám Mục ấn định.

#4. Trong những trường hợp luật phổ quát cũng như uỷ nhiệm riêng của Tông Toà không cấp cho Hội Đồng Giám Mụcquyền đượcnói đến ở #1, thì mỗi Giám Mục giáo phận vẫn giữ trọn thẩm quyền của mình ; Hội Đồng hoặc chủ tịch hội đồngđều không thể hành động nhân danh tất cả các Giám Mục nếu không được sự đồng ý của  tất cả và của từng Giám Mục.

 Điều 456

Một khi phiên họp khoáng đại của Hội đồng Giám Mục đã bế mạc, chủ tịch phải gửi về Tông Toà bản phúc trình về các công việc cũng như các sắc lệnh của Hội Đồng, để tường trình cho Tông Toà biết các công việc đó để TÔNG Toà chuẩn nhận các sắc luật, nếu có.

Điều 457

Ban thường vụ của các Giám Mụcchuẩn bị những vấn đề sẽ được bàn thảo trong phiên họp khoáng đại của Hội Đồng và việc thi hành những quyết định đã được biểu quyết trong phiên họp khoáng đại; ban thường vụ cũng giải quyết những vấn đề khác đã được uỷ thác chiếu theo quy tắc của các quy chế.

Điều 458

Văn phòng tổng thư ký:

10soạn thảo bản phúc trình về các công việc và các sắc lệnh củ phiên họp khoáng đại của Hội đồng, cũng như các văn kiện khác đã được chủ tịch hội đồng hoặc ban thường vụ các Giám mục, và gởi cho tất cả các thành viên của Hội Đồng, soạn khảo các văn  kiện khácđã được chủ tịch hội đồng hoặc ban thường vụ uỷ thác.

20trao đổi với các Hội đồng Giám Mục kế cận nhau các văn kiện và các tài liệu mà Hội Đồng trong phiên họp khoáng đại  hoặc ban thường vụ các Giám Mục đã ấn phải chuyển cho họ.

Điều 459

#1. Những quan hệ giữa các Hội Đồng Giám Mục, nhất là giữa các Hội Đồng Giám Mục kế cận với nhau phải được phát huy để cổ vũ và bảo đảm một lợi ích lớn lao hơn.

#2. Tuy nhiên , mỗi khi khởi xướng những hoạt động hoặc đề cập đến những vấn đề có tính cách quốc tế, các hội đồng phải tham khảo ý kiến của Toà Thánh.

ĐỀ MỤC 3: TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHỊ GIÁO PHẬN

Điều 460

Công nghị giáo phận là cuộc họp cácđại biểu lnh mụcvà các Kitô hữu kháccủa Giáo Hội địa phương nhằm mục đích giúp đỡ Giám Mục giáo phậntrong việc mưu ích cho toàn thể cộng đồng giáo phận, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây.

Điều 461

#1. Công nghị giáo phận được tổ chức tại mỗi Giáo Hội địa phương mỗi khi các hoàn cảnh đòi hỏi theo sự thẩm định của Giám mục giáo phận, sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục.

#2. Nếu một Giám Mục coi sóc nhiều giáo phận, hoặc nếu ngài coi sóc một giáo phận như là Giám Mục riêng của giáo phận đó, như lại coi sóc một giáo phận khác như là Giám Quản thì ngài có thể triệu tập  một cộng nghị cho tát cả các giáo phận đã được uỷ thác cho ngài.

Điều 462

#1. chỉ có Giám mục giáo phận mới triệu tập công nghị giáo phận, chứ không phải vị tạm  thời lãnh đạo giáo phận.

#2 .Giám mục giáo phận chủ toạcông nghị giáo phận, tuy nhiên, ngài có thể ủy quyền cho tổng đại diện hoặc đại diện giám Mục chu toàn giáo vụ này trong từng phiên họp của công nghị.

Điều 463

#1. Những vị sau đây phải được triệu tập tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên và buộc phải tham dự công nghị giáo phận:

10Giám Mục phó và các Giám Mục phụ tá;

20 các Tổng Đại Diện,các Đại Diện Giám Mục, và Đại Diện tư pháp;

30 các kinh sĩ của nhà thờ chính tòa ;

40các thành viên của hội đồng linh mục;

50 các giáo dân, ngay cả khi họ là thành viên của các tu hội thánh hiến, được hội đồng mục vụ lựa chọn theo thể thức và số người do Giám Mục giáo phận ấn định, hoặc nơi nào không có hội đồng ấy, thì theo tiêu chuẩn do giám Mục giáo phận ấn định;

60 Giám Đốc đại chủng diện của giáo phận;

70các linh mục quản hạt;

80 ít là một linh mục trong mỗi giáo hạt, được tất cả những vị đang coi sóc các linh hồn noi đó chọn ra; ngoài ra, một linh mục khác được chọn để thay thế ngài, nếu ngài bị ngăn trở;

90các Bề Trên của các hội dòng và các tu đoàn tông đồ có một nhà trong giáo phận; những vị này được lựa chọn theo thể thứ và số người do Giám Mục giáo phận ấn định.

#2. Giám Mục giáo phận có thể mời những người khác, hoặc là giáo sĩ, hoặc là thành viên của các tu hội thánh hiến, hoặc là giáo dân, tham dự công nghị giáo phận với tư cách là thành viên.

#3.Nếu xét thấy thuận lợi, Giám Mục giáo phận có thể mời các thừa tác viên  hoặc thành viên của các Giáo Hội hoặc các cọâng đoàn Giáo Hội khhông hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội  Công giáo tham dự công nghị giáo phận với tư cách là quan sát viên.

Điều 464

Một thành viên của công nghị nếu bị ngăn trở chính đáng, không có quyền cử một người đại diện tham dự nhân danh mình, nhưng phải thông báo cho Giám Mục biết ngăn trở  đó.

Điều465

Tất cả mọi vấn đề đã được đề nghị phải được đưa ra cho các thành viên tự do thảo luận trong các phiên họp của công nghị.

Điều 466

Trong công nghị giáo phận, Giám Mục giáo phận  là nhà lập pháp dfuy nhất, các thành viên khác của công nghị chỉ có quyền tư vấn mà thôi; chỉ một mình ngài ký vào các bản tuyên ngôn và sắc lệnh của  công nghị, chỉ có ngài mới có quyền ban hành các bản tuyên ngôn và các sắc lệnh đó.

Điều 467

Giám Mục giáo phận phải chuyển đạt cho vị  Trưởng Giáo Tỉnh cũng như cho Hội Đồng Giám Mục văn bản của các tuyên ngôn và các sắc lệnh của công nghị.

Điều 468

#1. Giám Mục giáo phận, tùy theo sự thẩm định khôn ngoan của mình, đình hoãn và giải tán công nghị giáo phận.

#2. Khi  tòa giám mục khuyết vị hoặc bị ngăn trở, công nghị đương nhiên bị đình hoãn chiếu theo luật cho đến khi Giám Mục giáo phận kế vị quyết định tiếp tục hoặc tuyên bố kết thúc công nghị.

CHƯƠNG 2: TÒA GIÁO MỤC GIÁO PHẬN

Điều 469

Tòa giám mục giáo phận gồm những tổ chức và nhân viên giúp Giám Mục trong việc lãnh đạo toàn thể giáo phận, nhất là trong việc điều hành hoạt động mục vụ, trong việc quản trị giáo phận, cũng như trong việc thi hành quyền tư pháp.

Điều 470

Việc bổ nhiệm  những người thi hành các giáo vụ tại tòa giám mục thuộc về Giám Mục giáo phận.

Điều 471

Tất cả những người  nhận một giáo vụ trong tòa giám mục phải:

10 hứa trung thành chu toàn nhiệm vụ theo quy tắc do luật hoặc cho Giám Mục ấn định;

20 giữ bí mật trong giới hạn và theo thể thức do luật hoặc do Giám Mục ấn định.

Điều 472

Đối với những vụ kiện và những nhân viên trong tòa giám mục thuộc về việc thi hành quyền tư pháp, thì phải tuân giữ những quy định của quyền tư pháp, thì phải tuân giữ những quy định của quyển VIIvề Tố tụng; còn đối với những vụ kiện và những nhân viên thuộc về việc quản trị giáo phận, thì phải tuân giữ những quy định của những điều khoản sau đây.

Điều 473

#1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để mọi việc thuộc về việc quản trị của toàn thể giáo phận được phối trí cách hợp lý và được tổ chức thế nào để hết sứcđảm bảo lợi ích của phần dân Chúa đã được trao phó cho ngài.

#2.Chính Giám Mục giáo phận phối  trí công tác mục vụ của các Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám mục; ở đâu thấy thích hợp, ngài có thể bổ nhiệm vị Điều Hành tòa giám mục, vị này phải là tư tế; dưới quyền Giám Mục, vị này phối trí mọi việc liên quan đến sự chỉ đạotrong công tác hành chinh và liệu sao cac nhân viên tòa giám mục thực hiện chu toàn giáo vụ đã được ủy thác.

#3. Trừ khi hoàn cảnh địa phương đòi hỏi cách khác, theo thẩm định của Giám Mục, phải bổ nhiệm Tổng Đại Diện, hoặc, nếu có, nhiều Tổng Đại Diện, thì phải bổ nhiệm trong các vị ấy làm vị Điều Hành tòa giám mục.

#4. Ở đâu xét thấy là nên, Giám Mục có thể thiết lập ban cố vấn Giám Mục, gồm các tổng Đại Diện Giám Mục, để giúp cho công tác mục vụ được hữu hiệu hơn.

Điều 474

Để có hiệu lực pháp lý và cũng để được thành sự, các văn kie65ncua3 tòa giám mục phải đồng thời có chữ ký của Đấng Bản Quyền đã ban hành và của chưởng ấn tòa giám mục hay của công chứng viên; nhưng chưởng ấn phải  cho vị Điều Hành  tòa giám mục biết các văn kiện đó.

TIẾT 1: CÁC TỔNG ĐẠI DIỆN  VÀ CÁC ĐẠI DIỆN GIÁM MỤC

Điều 475

#1.Trong mỗi giáo phận, Giám Mục giáo phận phải đặt một Tổng Đại Diện với quyền thông thường, chiếu theo quy tắc của những điều khoản sau đây, để giúp ngài trong việc lãnh đạo toàn giáo phận.

#2.Theo quy tắc chung, phải đặt một Tổng Đại diện mà thôi, trừ khi sự rộng lớn hay dân số của giáo phận hoặc những lý do mục vụ khuyên làm cách khác.

Điều 476

Mỗi khi việc lãnh đạo tốt đẹp giáo phận đòi hỏi, Giám Mục giáo phận cũng có đặt một hay nhiều Đại Diện Giám Mục; các vị này có quyền thông thường mà luật phổ quát dành cho Tổng Dại Diện, hoặc trong một phần nhất định của giáo phận, hoặc trong một số công việc nào đó, hoặc đối với các tín hữu thuộc một lễ điển nhất định, hoặc về một nhóm người nào đó, chiếu theo quy tắc của các điếu khoản sau đây.

Điều 477

#1. Giám Mục giáo phận được tự do bổ nhiệm và giải nhiệm Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 406; ngài phải bổ nhiệm Đại Diện Giám mục, nếu không phải là Giám Mục phụ tá, trong một thời gian hữu hạn mà thôi và điều này phải được xác định trong chính văn thư bổ nhiệm.

#2. Khi Tổng Đại Diện vắng mặt hoặc bị ngăn trở chính đáng, Giám Mục giáo phận có thể bổ nhiệm một vị khác để thay thế; quy tắc này cũng được áp dụng cho Đại Diện Giám Mục.

Điều 478

#1. Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục phải là tư tế không dưới ba mươi tuổi, có học vị tiến sĩ hoặc cử nhân giáo luật hay thần học, hoặc ít là phải thực sự thông thạo các môn đó, trổi vượt về học thuyết lành mạnh, đức độ ,khôn ngoan và kinh nghiệm trong công việc điều khiển công việc.

# 2.Chức vụ Tổng Đại Diện và đại Diện Giám Mục không thể kiêm nhiệm chức vụ kinh sĩ xá giải và cũng không thể trao cho người cùng huyết tục với Giám Mục cho tới bậc thứ bốn.

Điều 479

#1. Tổng Đại Diện ,chiếu theo chức vụ, trong tòa giáo phận có quyền hành pháp mà theo luật thuộc về Giám Mục giáo phận, tức là quyền thực hiện tất cả mọi công việc hành chính, trừ những công việc mà Giám Mục đã dành riêng cho mình hoặc những công việc mà luật đòi phải có sự ủy nhiệm đặc biệt của Giám Mục.

#3.Các năng quyền thường xuyên mà Tông Tòa ban cho Giám Mục, cũng như quyền thi hành các phúc chiếu, cũng thuộc về Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám Mục, trong phạm vi thẩm quyền của mình , trừ khi luật minh nhiên quy định cách khác hoặc khi việc thi hành được trao cho Giám Mục giáo phận vì phẩm cách cá nhân của ngài.

Điều 480

Tổng Đại Diện và đại Diện Giám Mục phải tường trình cho Giám Mục giáo phận biết những công việc quan trọng phải làm cũng như đã  làm ,và không bao giờ được hành động trái với ý muốn và ý hướng của Giám Mục giáo phận.

Điều 481

#1.Quyền hành của Tổng Đại Diện và của Đại Diện Giám Mục chấm dứt khi sự ủy nhiệm mãn hạn, khi từ nhiệm, miễn là vẫn giữ các điều 406 và 409, khi sự giải nhiệm được Giám Mục giáo phận thông báo và khi tòa giám mục khuyết vị.

#2. Khi nhiệm vụ của Giám Mục giáo phận bị đình chỉ, thì quyền của Tổng Đại Diện và Đại Diện Giám  Mục giáo phận bị đình chỉ, thì quyền của Tổng Đại Diện Giám Mục cũng bị đình chỉ, trừ khi các ngài có chức Giám Mục.

TIẾT 2: CHƯỞNG ẤN CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ VĂN KHỐ

Điều 482

#1. Tại mỗi toà Giám Mục, phải đặt một chưởng ấn mà nhiệm vụ chính là soạn thảo, gửi và lưu trữ các văn thư trong văn khố của toàgiám mục nếu luật địa phương không ấn định cách khác.

#2. Nếu xét thấy cần, có thể đặt một phụ tá cho chưởng ấn, với chức danh phó chưởng ấn.

#3. Chưởng ấn và phó chưởng ấn đương nhiên là công chứng viên và thư ký của  toà giám mục.

Điều 483

#1. Ngoài chưởng ấn, có thể đặt thêm những công chứng viên khác chữ viết hoặc chữ ký của họ có giá trị chứng thựcđối với tất cả các văn thư, hoặc đối với các văn thư toà án mà thôi hoặc đối với các án từ của một vụ kiện hay một công việc nhất định.

#2. Chưởng ấn và các công chứng viênphải là những người có thanh danh và không có gì đáng nghi ngờ; trong những vụ án liên quan đến thanh danh của một tư tế.

Điều 484

Nhiệm vụ các công chứng viên là:

10soạn thảo các văn thư và  tài liệu liên quan tới sắc lệnh, các quy định, các nghĩa vụ , hoặc các văn kiện khác cần đến sự can thiệp của họ;

20 lập biên bản cách trung thực về những việc đã tiến hành, ghi nơi, ngày , tháng ,năm và ký tên.

30 cung cấp các văn thư  và tài liệu được rút ra từ sổ cái cho những người xin cách hợp lệ, miễn là những gì phải giữ, và chứng thực các bản sao là phù hợp với bản chính.

Điều 485

Giám Mục giáo phận có thể tụ do giải nhiệm chưởng ấn và các công chứng viên khác, nhưng Giám Quản giáo phận không có quyền đó , nếu không có sự đồng ý của ban tư vấn.

Điều 486

# 1.Tất cả mọi tài liệu liên quan đến giáo phận hay các giáo xứ phải được lưu giữ hết sức cẩn thận.

# 2. Tại mỗi toà giám mục, phải lập một  văn khố giáo phận hoặc nơi lưu trữ văn thư của giáo phận tại một nơi an toàn, các tài liệu và các văn bản liên quan đến công việcđạo đời của giáo phận được lưu giữ trong đó được sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và được khoá giữ cẩn thận.

# 3.Phải lập một bản kê khai hay một danh mụccác tài liệu có trong văn khố, với một bản tóm lược ngắn gọn của mỗi tài liệu.

Điều 487

#1. Văn khố phải được khoá, chỉ có Giám Mục, và chưởng ấn có chìa khoá mà thôi; không ai được vào trong văn khố, nếu không có phép của Giám Mục, hoặc của vị Điều Hành toà giám mục, cũng như của chưởng ấn.

# 2.Những người liên hệ có quyền đích thân hoặ nhờ người đại diện nhận bản sao chính thức, được viết tay hay được chụp của những tài liệu tự bản chất là công khai và liên quan đến tình trạng nhân của họ.

Điều 488

Không được phép lấy các tài liệu ra khỏi văn khố, ngoại trừ trong một thời gian ngắn và với sự đồng ý của  Giám Mục hoặc của vị Điều Hành toà giám mục cùng với chưởng ấn.

Điều 489

#1. Trong toà giám mục cũng phải có một văn khố mật, hoặc ít ra trong văn khố chung phải có một tủ hoặc một hòm được khoá kỹ lưỡng và bất di bất dịch, trong đó được lưu trữ rất cẩn thận những tài liệu phải được giữ bí mật.

# 2. Hằng năm phải hủy bỏ những tài liệu về các vụ án hình sự liên quan đến phẩm hạnh của những can phạm đã chết, hoặc những tài lệu về các vụ án hình sự đã được kết thúc bằng một bản án xử phạt đã được mười năm, chỉ phải lưu lại một bản tóm tắt ngắn về sự kiện cùng với văn bản của bản án chung quyêt.

Điều 490

#1. Chỉ một mình Giám Mục có chìa khoá văn khố mật mà thôi.

#2.Trong khitoà khuyết vị, không được mở văn khố mật hoặc tủ mật, trường hợp thực sự cần thiết do Giám Quản giáo phận đích thân mở.

# 3.Không được lấy các tài liệu ra khỏi văn khố mật hoặc tủ mật.

Điều 491

#1. Giám Mục giáo phận phải liệu sao để các văn thư và tài liệu trong các văn khố của các nhà  thờ chính toà, của các nhà thờ hiệp đoàn, của các nhà thờ giáo xứ của các nhà thờ khác trong địa hạt mình cũng được bảo quản cẩn thận, và kiệu sao để các bản kê khai hoặc các bản danh mục được lập thành hai bản , một bản phải giữ tại ngân khố giáo phận.

#2.Giám Mục cũng phải lệu sao để trong giáo phận có một văn khố lịch sử, trong đó các tài liệu có giá trị lịch sử được bảo quản cẩn thận và được xếp đặt có hệ thống

#3. để tham khảo hoặc để mang ra khỏi văn khố các văn thư và các tài liệu được nói đếnở các #1 và #2, phải tuân giữ các quy tắcđược giám Mục giáo phận thiết lập.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2231
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  526
 Hôm qua:  2475
 Tuần trước:  21626
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12314583

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn