Giáo xứ Tân Thái Sơn  - Giáo Hạt Tân Sơn Nhì - Giáo Phận Sài Gòn - LM chính xứ: Phêrô Lê Hoàng Chương  - LM Phó xứ: Gioan Baotixita Trần Nhật Thanh - Andre Nguyễn Công Thái  -  "KHÔNG CÓ TÌNH THƯƠNG NÀO CAO CẢ HƠN TÌNH THƯƠNG CỦA NGƯỜI ĐÃ HY SINH TÍNH MẠNG VÌ BẠN HỮU CỦA MÌNH." (Ga:15,13) Ave Ma-ri-a - "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11, 28) - Thành Lập Và Quản Trị Trang Web: Giuse Trần Đình Cánh.

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 360 - 402

Bộ Giáo Luật Quyển II - Dân Thiên Chúa ; Điều 360 - 402

Quyển II. Dân Thiên Chúa điều 360 - 402

CHƯƠNG 4: GIÁO TRIỀU RÔMA

Điều 360

Giáo Triều Rôma thường được Đức Giáo Hoàng dùng để giải quyết những vấn đề của Giáo Hội phổ quát, hoàn thành nhiệm vụ của mình nhân danh  dưới quyền Đức Giáo Hoàng để mưu ích và phục vụ Giáo Hội,giáo Triều Rôma gồm co1phu3 Quốc Vụ Khanh hay Văn Phòng Thư Ký của Đức Giáo Hoàng,Hội Đồng Công Vụ Giáo Hội,các Bộ,các Toà Aùn, và các cơ quan khác; cơ cấu và thẩm quyền của những tổ chức đó do luật riêng ấn định.

Điều 361

Trong Bộ Luật này, từ ngữ Tông Toà hoặc Toà Thánhđược áp dụng không những cho đức Giáo Hoàng Rôma,mà cho cả Phủ Quốc Vụ Khanh, Hội Đồng Công Vụ Giáo Hội và những cơ quan khác của Giáo Triều Rôma, trừ bản chất sự việc hay mạch văn cho hiểu cách khác.

CHƯƠNG 5: CÁC ĐẶC SỨ CỦA ĐỨCGIÁO HOÀNG

Điều362

Đức Giáo Hoàng có quyền bẩm sinh và độc lập để bổ nhiệm và gửi các Đặc Sứ của ngài tới các Giáo Hội địa phương tại các nước hayca1c miền khác nhau, hoặc đồng thời với các quốc gia hay các chính phủ , cũng như để thuyên chuyển và triệu hồi các vị ấy, tuy vẫn tôn trọng những quy tắc của công pháp quốc tế liên quan tới việc gửi và triệu hồi những đặc  sứ được uỷ nhiệm tại các quốc gia.

Điều 363

#1.Các Đặc Sứ của Đức Giáo Hoàng Rôma được uỷ thác nhiệm vụ làm đại diện thường trực cho ngài tại các Giáo Hội địa phương hay tại các quốc giavà các chính phủ màcác vị đã được sai đến.

# 2.Những vị được chỉ định một một phái đoàn giáo hoàng với tư cách Đại Biểu hay quan Sát Viên tại các Uỷ Ban quốc tế hoặc các cuộc Hội Tha3ova2 Hội Nghị, cũng có tư cách thay mặt Tông Toà.

Điều 364

Nhiệm vụ chính yếu của Đặc Sứ giáo hoàng là làm cho mội dây hiệp nhất giữa Tông Toà với các Giáo Hội địa phươngđược bền vững và hữu hiệu hơn. Vì thế trong quyền hạn của mình, các Đặc Sứ giáo hoàng:

10thông báo cho Tông Toà biết tình hình của các Giáo Hội địa phương và tất cả những gì liên hệ tới đời sống của Giáo Hội và lợi ích của các linh hồn

20giúp đỡ các Giám Mục hành động hay bằng ý kiến, nhưng vẫn tôn trọng việc thi hành quyền bính hợp lệ của các ngài;

30cổ vũ những liên lạc thường xuyên với Hội  Đồng Giám Mục bằng mọi hình thức hỗ trợ có thể;

40đối việc bổ nhiệm Giám Mục; gửi hoặc đề nghị danh tính các ứng viên cho Tông Toà, cũng như điều tra về những người được đề cử, theo các quy tắc do Tông Toà đặt ra;

50gắng sức cổ vũ những công việc liên quan đến công cuộc hoà bình, phát triển và hợp tác các dân tộc.

60cộng tác với các Giám Mục để phát triển những liên lạc thích hợp giữa Giáo Hội Công Giáo với các Giáo Hội khác hay với các cộng đoàn Giáo Hội khác, và với các tôn giáo ngoài Kitô giáo;

70 phối hợp với các Giám Mục để bênh vực những gì liên quan tới sứ mạng của Giáo Hội và của Tông Toà trước mặt các vị lãnh đạo quốc gia;

80sau cùng thi hành mọi năng quyền và chu toàn những nhiệm vụ mà Tông Toà đã uỷ nhiệm.

Điều 365

#1. Đặc Sứ giáo hoàng được đồng thời uỷ nhiệm tại các quốc gia theo các quy tắc của luật quốc tế còn có nhiệm vụ riêng là:

10cổ vũ và duy trì các mội quan hệ giữa Tông Toà với các chính quyền;

20dàn xếp những vấn đề liên hệ với mối tương quan giữa Giáo  Hội với Quốc Gia, và đặc biệt là lo việc soạn thảo và thực thi những thoả ước và các hiệp định khác tương tự;

#2.Khi xử lý các công việc được nói đến ở #1, tuỳ theo hoàn cảnh đòi hỏi, Đặc Sứ giáo hoàng phải tham khảo ý kiến và bàn bạc với các Giám Mục thuộc giáo miền và thông báo cho các ngài biết diễn tiến của những công việc ấy.

Điều 366

Vì tính cách đặc biệt của nhiệm vụ Đặc Sứ:

10trụ sở của Đặc Sứ giáo hoàng được miễn trừ khỏi quyền lãnh đạo của Đấng Bản Quyền địa phương,ngoại trừ việc cử hành hôn nhân;

20 sau khi đã thông báo cho Đấng Bản Quyền địa phương trong mức độ có thể, Đặc sứ giáo hoàng có thể cử hành các nghi lễ phụng vụ, kể cả nghi lễ đại triều, trong tất cả các nhà thờ thuộc địa hạt dặc phái của ngài.

Điều 367

Nhiệm vụ của Đặc Sứ giáo hoàng không chấm dứt khi Tông Toà khuyết vị, trừ khi uỷ nhiệm thư giáo hoàng ấn định cách khác; tuy nhiên, nhiệm vụ ấy chấm dứt khi uỷ nhiệm thư mãn hạn, khi lệnh triệu hồi đã được thông báo cho ngài và khi sự từ nhiệm đã được Đức Giáo Hoàng Rôma chấp thuận.

THIÊN 2: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG 
VÀ CÁC HỢP ĐOÀN GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

ĐỀ MỤC 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ QUYỀN BÍNH

CHƯƠNG 1: CÁC GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG

Điều 368

Trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội địa phương hiện hữu một Giáo Hội Công Giáo duy nhất;các Giáo Hội địa phương ám chỉ trước hết là các giáo phận và, nếu không định rõ cách khác, tương đương với giáo phận là hạt giám chức tòng thổ và đan viện tòng thổ, hạt đại diện  tông toà cũng như hạt giám quản tông toà được thiết lập cách cố định.

Điều 369

Giáo phận là một phần dân Chúa được trao phó cho một Giám Mục  chăn dắt với sự cộng tác của linh mục đoàn, nhờ sự gắn bó với chủ chăn của mình và được ngài tập hợp trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc Aâm và Thánh Thể, phần dân ấy tạo thành một Giáo Hội địa phương, trong đó Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền của Đức Kitô hiện diện và hoạt động thực sự.

Điều 370

Hạt giám chức tòng thổ hoặc đan diện tòng thổ là một phần dân Chúa được xác định trong một địa hạt, vì hoàn cảnh đặc biệt được trao phó cho một Giám Chức hoặc một Viện Phụ chăm sóc, vị này lãnh đạo phần dân này với tư cách là chủ chăn riêng,như một Giám Mục giáo phận.

Điều 371

#1. Hạt đại diện tông toà hoặc hạt phủ doãn tông toà là một pha62nda6n Chúa chưa được thiết lập thành giáo phận vì hoàn cảnh riêng và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Đạ Diện tông toà hoặc một vị Phủ Doãn tông toà, vị này nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

#2.Hạt giám quản tông toà là một phần dân Chúa không được Đức Giáo Hoàng  thiết lập thành giáo phận vì những lý do hết sức đặc biệt và nghiêm trọng, và việc chăm sóc mục vụ được trao phó cho một vị Giám Quản tông toà để ngài nhân danh Đức Giáo Hoàng lãnh đạo địa hạt ấy.

Điều 372

# 1.Trên nguyên tắc, phần dân Chúa tạo thành một giáo phận hoặc một Giáo Hội địa phương khác phải được giới hạn trong một địa hạt nhất định bao gồm tất cả các tín hữu đang cư ngụ trong địa hạt ấy.

# 2. Tuy nhiên , theo sự phán đoán của quyền bính tối cao trong Giáo Hội, sau khi đã tham khảo ý kiến của các Hội Đồng Giám Mục liên hệ , ở đâu xét thấy hữu ích, thì có thể thiết lập ở đó có nhiều Giáo Hội địa phương khác nhau vì lễ điểncủa tín hữu hoặc vì bất cứ lý do nào khác tương tự.

Điều 373

Chỉ có một quyền bính tối cao thiết lập các Giáo Hội địa phương; một khi đã được thiết lập hợp lệ, các Giáo Hội địa phương này đương nhiên được hưởng tư cách pháp nhân.

Điều 374

#1. Tất cả các giáo phận hoặc tất cả các Giáo Hội địa phương khác phải được phân chia thành nhiều phần riêng biệt hoặc thành các giáo xứ.

#2.Để cổ vũ việc chăm sóc mục vụ bằng một hoạt động chung , nhiều gia1oi xứ gần nhau có thể hợp thành những nhóm riêng, chẳng hạn  như các giáo hạt.

CHƯƠNG 2: CÁC GIÁM MỤC

TIẾT 1: CÁC GIÁM MỤC NÓI CHUNG

Điều 375

# 1. Do sự thết lập của Thiên Chúa,các Giám Mục kế vị các Tông Đồ nhờ Chúa Thánh Thần là Đấng đã được ban cho các ngài; các ngài được đặt làm Chủ Chăn trong Giáo Hội để làm những thầy học thuyết, tư tế phụng tự thánh và thừa tác viên lãnh đạo.

#2.Do chính việc tấn phong Giám Mục , ngoài nhiệm vụ thánh hoá, các Giám Mục còn la4nyh nhận các nhiệm vụ giảng dạy và lãnh đạo, tuy nhiên, do bản chất của chúng, các ngài chỉ có thể thi hành những nhiệm vụ này trong sự hiệp thông phẩm trật với thủ lãnh và với mọi thành viên của Giám Mục đoàn.

Điều 376

Các Giám Mục giáo phận là những vị được trao cho nhiệm vụ coi sóc một giáo phận; các vị khác được gọi là Giám Mục hiệu toà.

Điều 377

# 1.Đức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục, hoặc phê chuẩn những vị đã đắc cử cách hợp pháp.

#2. Ít là ba năm một lần, các Giám Mục thuộc giáo tỉnh, hoặc ở đâu mà hoàn cảnh khuyến khích, các Hội đồng Giám Mục phải thoả thuận với nhau và bí mật lập một danh sách các linh mục có đủ tư cách tiến chức Giám Mục, gồm cả những thành viên thuộc các tu hội thánh hiến, để gửi về Tông Toà, miễn là vẫn tôn trọng quyền của mỗi Giám Mục trong việc thông báo riêng cho Tông Toà biết danh tính những linh mục được ngài xét là xứng đáng và có khả năng xứng hợp với nhiệm vụ Giám Mục.

# 3. Trừ khi luật đã ấn định hợp lệ cách khác, mỗi khi phải bổ   nhiệm một Giám Mục giáo phận hoặc một Giám Mục phó, thì đối với danh tính ba vị được đềnghị lên Tông Toà, Đặc Sứ giáo hoàng điều tra từng vị  một và thông báo cho Tông Toà biết ý kiến riêng của mình và những ý kiến của Tổng Giám Mục và các Giám Mục trong giáo tỉnh mà giáo phận ấy trực thuộc hay được sáp nhập vào, cũng như của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục; ngoài ra, Đặc Sứ giáo hoàng phải ý kiến những thành viên của ban tư vấn và của hội kinh sĩ nhà thờ chính toà, và nếu thấy thiết thực, phải bàn hỏi riêng rẽ và cách kín đáo với một số thành viên thuộc hàng giáo sĩ dòng và triều, cũng như với những giáo huấn có tiếng là khôn  ngoan.

#4. Trừ khi luật đã dự liệu hợp lệ cách khác, Giám Mục giáo phận nào nhận thấy cần phải đặt một Giám Mục phụ tá cho giáo phận mình, thì phải đệ trình lên Tông Toà một danh sách ít nhất là ba linh mục có đủ tư cách nhất để lãnh nhận giáo vụ này.

# 5.Từ nay,các chính quyền dân sự không còn quyền hay đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, giới thiệu hoặc chỉ định các Giám Mục nữa.

Điều 378

#1.Để được coi là có khả năng xứng hợp tiến chức Giám Mục, đương sự cần phải;

10trổi vượt về đức tin vững vàng, hạnh kiểm tốt, đạo đức, nhiệt thành với các linh hồn, thông thái khôn ngoan và các nhân đức nhân bản, và có những tài năng khác giúp mình có đủ sức chu toàn giáo vụ;

20có thanh danh;

30được ít nhất là ba mươi lăm tuổi;

40là linh mục ít nhất là năm năm;

50có học vị tiến sĩ, hoặc ít nhất là cử nhân Thánh Kinh, thần học hoặc giáo luật trong một học viện cao đẳng được Tông Toà công nhận ít ra phải thực sự thông thạo về những môn đó.

#2.Sự phán quyết tối hậu về khả năng xứng đáng của ứng viên được tiến cử thuộc về Tông Toà.

Điều 379

Nếu không bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục phải được tấn phong trong vòng ba tháng kể từ ngày nhận được văn thư của Toà Thánh, và trước khi nhận giáo vụ.

Điều 380

Trước khi nhận giáo vụ theo giáo luật, người được tiến cử phải tuyên xưng đức tin và phải tuyên thệ trung thành với Tông Toà theo công thức do Tông Toà phê chuẩn.

TIẾT 2: CÁC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

Điều 381

#1.Giám Mục giáo phận có mọi quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp trong giáo phận được uỷ thác cho ngài, để thi hành nhiệm vụ mục vụ, ngoại trừ  những trường hợp mà luật hoặc một sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng dành riêng cho Quyền Bính Tối Cao hoặc cho một quyền bính nào khác trong Giáo Hội.

#2. Những vị đứng đầu các cộng đồng tín hữu khác được nói đến ở điều 368, đượ luật đồng hoá với các Giám Mục giáo phận, trừ khi đã rõ cách khác theo bản tính sự việc hoặc theo những quy định của luật.

Điều 382

#1. Giám Mục được tiến cử không được xen vào việc thi hành giáo vụ đã được trao phó trước khi nhận giáo phận theo giáo luật; tuy nhiên, ngài có thể thi hành các giáo vụ ngài đã giữ trong giáo phận đó trước khi được tiến cử, miễn là vẫn tôn trọng những quy định của điều 409 #2

# 2.Trừ khi bị ngăn trở hợp lệ, người được tiến cử lên chức Giám Mục giáo phận, nếu chưa được thụ phong Giám Mục, phải nhậm chức trong giáo phận theo giáo luật trong vòng bốn tháng, kể từ khi nhận được tông thư.

#3 .Trong chính giáo phận mình, Giám Mục nhậm chức theo giáo luật kể từ lúc ngài đích thân hoặc nhờ đại diện trình tông thư cho ban tư vấn trước sự hiện diện của chưởng ấn  toà giám mục, và vị này lập biên bản về việc nhậm chức; hoặc trong những giáo phận mới được thiết lập, ngài nhậm chức kể từ lúc ngài thông báo tông thư đó cho hàng giáo sĩ và giáo dân hiện diện trong nhà thờ chính toà; linh mục cao niên nhất trong số các linh mục hiện diện phải lập biên bản về việc nhậm chức.

#4. Việc nhậm chức theo giáo luật được khuyến khích thực hiện trong một nghi thức phụng vụ tại nhà thờ chính toà, trước sự hiện diện của hàng giáo sĩ và giáo dân.

Điều 383

#1.Trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn, Giám Mục giáo phận phải tỏ ra ân cần đối với mọi Kitô hữu đã được trao phó cho ngài chăm sóc, bất kỳ tuổi tác, địa vị, hoặc quốc tịch của họ, dù họ là người cư ngụ trong địa hạt của ngài, hoặc là người ở đó tạm thời; ngài phải biểu lộ lòng nhiệt thành tông đồ với cả những người không thể được chăm sóc đầy đủ về phương diện mục vụ thông thường vì hoàn cảnh sống của họ, cũng như những người không còn sống đạo.

#2.Nếu trong giáo phận có những người tín hữu thuộc lễ điển khác, ngài phải đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của họ nhờ các tư tế khác hay các cha sở thuộc lễ điển đó, hoặc nhờ một vị Đại Diện Giám Mục.

#3.Đối những anh em không còn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, ngài phải cư xử với lòng nhân từ và bác ái bằng cách cổ vũ phong trào đại kết theo ý hướng của Giáo Hội.

#4.Ngài phải coi những người không được rửa tội như những người được Chúa trao phó cho mình , ngõ hầu đức ái của Chúa Kitô mà Giám Mục phải là người chứng nhân trước mặt mọi người cũng được tỏ lộ cho họ.

Điều 384

Giám Mục giáo phận phải quan tâm đặc biệt đến các linh mục mà ngài phải lắng nghe như những phụ tá và cố vấn của mình:  ngài phải bênh vực các quyền lợi của họ và phải liệu sao để họ chu toàn đầy đủ những nghĩa vụ hợp với bậc mình và có những phương tiện và những định chế cần thiết để thăng tiến đời sống thiêng liêng và trí tuệ:cũng vậy, ngài phải liệu saođể họ được trợ cấp xứng đáng và có bảo hiểm  xã hội chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 385

Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ các ơn gọi cho các tác vụ khác nhau và cho đời thánh hiến, đặc biệt quan tâm đến các ơn gọi tư tế và thừa sai.

Điều 386

#1. Giám Mục giáo phận buộc phảinăng đích thân giảng dạy để trình bày và giải thích cho các tín hữu những chân lý đức tin họ phải tin và phải áp dụng vào cuộc sống, ngài cũng phải liệu sao để những quy định giáo luật về tác vụ Lời Chúa, nhất là những quy định về bài giảng lễ và việc huấn giáo được tuân hành chu đáo, đến mức toàn bộ học thuyết Kitô giáo được truyền đạt cho tất cả mọi người .

#2.Ngài phải cương quyết bảo vệ tính toàn vẹn và duy nhất  của đức tin bằng những phương thế thích hợp nhất , nhưng phải công nhận sự tự do chính đáng trong việc nghiên cứu chân lý cách sâu rộng hơn.

Điều 387

Ý thức mìnyh phải nêu gương  thánh thiện trong đức ái , trong sự khiêm tốn trong nếp sống giản dị , Giám Mục giáo phận phải hết sức cổ vũ sự thánh thiện của Kitô hữu, theo ơn gọi của mỗi ngườivà vì ngài là người phân phát chính các mầu nhiệm của Thiên Chúa, ngài phải phấn đấu để mọi Kitô hữu được uỷ thác cho ngài săn sóc được tăng trưởng trong ân sủng  nhờ việc cử hành các bí tích, và để họ nhận biết và sống mầu nhiệm Phục Sinh.

Điều 388

#1. Sau khi nhận chức trong giáo phận Giám Mụcgiáo phận phải dâng lễ cầu cho đoàn dân đã được uỷ thác cho ngài mỗi ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác trong miền của ngài.

# 2. Giám Mục phải  đích thân cử hành và dâng lễ cầu cho đoàn dân trong nhữntg ngày đã được nói đếnở #1; nếu nếu ngài bị ngăn trở chính đáng không dâng lễ được, thì phải nhờ người khác dâng lễ trong những ngày đó, hoặc đích thân dâng lễ  vào những ngày khác.

# 3. Giám Mục nào, ngoài gióa phận riêng , còn kiêm nhiệm giáo phận khác,ngay cả với tước hiệu Giám Quản, thì chỉ buộc dâng một Thánh Lễ cho tất cả đoàn dân đã được uỷ thác cho ngài.

#4. Giám Mục nào chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở các##1-3, hể bỏ sót bao nhiêu lễ, thì phải dâng đủ bấy nhiêu lễ cầu cho đoàn dâng sớm hết sức có thể.

Điều 389

Giám Mục phải thường xuyên chủ sự Thánh Lễ tại nhà thờ chính toà của mình hoặc một nhà thờ khác thuộc giáo phận ngài, nhất là trong những lễ buộc và những lễ trọng khác.

Điều 390

Giám Mục giáo phận có thể cử hành nghi lễ tại triều trong toàn giáo phận của ngài,  nhưng ngoài giáo phận riêng thì không được nếu không có sự đồng ý minh nhiên hoặc ít là được suy đoán cách hợp lý của Đấng Bản Quyền địa phương.

Điều 391

#1. Giám Mục giáo phận lãnh đạo Giáo Hội địa phương đã được uỷ thác cho mình với  quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chiếu theo quy tắc của luật.

#2.Giám Mục đích thân thi hành quyền lập pháp, ngài đích thân hoặc nhờ các tổng Đại Diện hay các Đại Diện Giám Mục thi hành quyền hành pháp , chiếu theo quy tắc của luật ngài đích thân hoặc nhờ vị Đại Diện  tư pháp và thẩm phán thi hành quyền tư pháp,chiếu theo quy tắc của luật.

Điều 392

#1.Vì phải bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội phổ quát, Giám Mục buộc phải cổ vũ kỹ luật chung của toàn thể Giáo Hội, và vì thế ngài phải thúc bách việc tuân giữ tất cả mọi luật của Giáo Hội.

#2. Ngài phải liệu sao để cho kỹ luật của Giáo Hội không bị lạm dụng, nhất là trong những điều liên quan đến tác vụ Lời Chúa, đến việc cử hành các bí tích  và các á bí tích, đến việc tôn thờ Thiên Chúa và  việc tôn kính các thánh , cũng như đến quản trị tài sản.

Điều 393

Giám Mục giáo phận đại diện cho giáo phận trong mọi công việc pháp lý của giáo phận.

Điều 394

#1. Giám Mục phải cổ vũ những hình thức khác nhau  của việc tông đồ trong giáo phận, và phải liệu sao cho mọi hoạt động tông đồ trong toàn  giáo phận hoặc trong những địa hạt riêng của giáo phận được phối trí  với nhau với sự điều khiển của ngài tuy vẫn tôn trọng  tính cách riêng của mọi  hoạt động.

#2.Ngài phải nhắc nhở cho tín hữu biệt họ có bổn phận làm việc tông đồ ,tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mỗi người, và phải khuyết khích họ tham gia và giúp đỡ những hoạt động tông đồ khác nhau, tùy theo nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi.

Điều 395

#1. Giám Mục giáo phận buộc phải giữ kỷ luật đích thân cư trú trong giáo phận mình, dù ngài đã có Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá.

# 2. Trừ khi đi viếng ad limina,đi dự các Công Đồng, Thượng Hội đồng Giám Mục, hay khi phải vắng mặt vì một giáo vụ được uỷ nhiệmcách hợp pháp, Giám Mục giáo phận có thể vắng mặt khỏi giáo phận vì lý do chính đáng, nhưng không quá một tháng,hoặc liên tục hoặc cách quãng, miễn là phải liệu sao để sự vắng mặt của mình không gây thiệt hại cho giáo phận .

#3.Giám Mục giáo phận không được vắng mặt khỏi giáo phận trong ngày lễ Giáng Sinh, Tuần Thánh và lễ Phục Sinh,lễ Hiện Xuống và lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô trừ khi có một lý do nghiêm trọng khản cấp.

#4.Nếu Giám Mục khỏi giáo phận cách bất hợp pháp quá sáu tháng,Tổng Giám Mục phải thông báo cho Tông Toà biết sự vắng mặt bất hợp pháp , thì Giám Mục cao niên nhất trong giáo tỉnh phải báo cáo.

Điều 396

#1. Hàng năm Giám Mục buộc phải đi kinh lý toàn giáo phận hoặc một phần giáo phận, sao cho ít nhất trong vòng năm năm có thể kinh lý toàn giáo phận,hoặc đích thân , hoặc nếu ngài bị ngăn trở chính đáng thì nhờ Giám Mục phó hay Giám Mục phụ tá, Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục, hay một linh mục khác.

#2. giám Mục có quyền tự ý chọn một số giáo sĩ để tháp tùng và giúp đỡ ngài trong cuộc kinh lý, mọi đặc ân và mọi tục lệ trái ngược đều bị bãi bỏ.

Điều 397

#1. Các nhân sự, các cơ sở Công Giáo, các sự vật và các nơi thánh nằm trong giáo phận phải thuộc quyền kinh lý thông thường của Giám Mục.

#2Giám Mụ chỉ có thể kinh lý các thành viên của các hội dòngthuộc luật giáo hoàng và các nhà của họtrong những trường hợp đực luật dự trù cách minh nhiên.

Điều398

Giám Mục phải gắng chu toàn việc kinh lý mục vụ cách chu đáo, ngài phải lưu tâm đừng trở nên gánh nặng cho ai vì những chi phí dư thừa.

Điều 399

#1. Cứ năm năm một lần, Giám Mục giáo phận phải đệ nạp lên Đức Giáo Hoàng bản phúc trình vè tình trạng của giáo phận đã được uỷ thác cho ngài, theo biểu mẫu và thời điểm do Tông Toà ấn định

#2. Nếu toàn bộ hoặc một phần của năm được ấn định để đệ nạp bản phúc trình trùng hợp với hai năm đầu kể từ khi khởi sự sự lãnh đạo giáo phận, thì lần đó Giám Mục không phải soạn thảo và cũng không phải gửi bản phúc trình.

Điều 400

#1. Vào đúng năm đệ nạp bản phúc trình lên Đức Giáo Hoàng nếu Tông Toà không ấn định cách khác Giám Mục giáo phận phải về Rôma để viếng mộ các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolôvà phải yến kiến Đức Giáo Hòang Rôma

#2.Giám Mục phải tự mình chu toàn nghĩa vụ nói trên, trừ khi bị ngăn trở chính đáng; trong trường hợp này, ngài phải nhờ Giám Mục phó, nếu có, hoặc Giám Mục phụ tá, hay một tư tế có khả năng xứng hợp thuộc linh mục đoàn hiện đang cư ngụ trong giáo phận của ngài để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó.

#3.Vị Đại Diện tông toà có thể nhờ một người đại diện để thay ngài chu toàn nghĩa vụ đó, ngay cả khi họ đang ở Ro6ma;vị Phủ Doãn tông toà không có nghĩa vụ này.

Điều 401

#1.Giám Mục giáo phận đã trọn bảy mươi lăm tuổi được yêu cầu đệ đơn từ nhiệm lên Đức Giáo Hoàng, và Đức Giáo Hoàng se4d9i5nh liệu sau khi cân nhắc tất cả mọi hoàn cảnh.

#2.Giám Mục giáo phận được khẩn khoản yêu cầu đệ đơn từ nhiệm vì lý do sức khoẻ hay vì bất cứ lý do nghiêm trọng nào kha1ckhie61n ngài không đủ khả năng chu toàn giáo vụ của mình.

Điều 402

#1. Một khi đơn từ nhiệm đã được chấp thuận, Giám Mục sẽ giữ tước hiệu nguyên Giám Mục của giáo phận mình, và nếu muốn, ngài vẫn có thể cư trú ngay trong giáo phận đó,trừ khi Tông Toà đã dự liệu cách kha1ctrong một số trường hợp vì hoàn cảnh đặc biệt.

#2.Hội Đồng Giám mục phải liệu sao để Giám Mục đã từ nhiệm được trợ cấp cách phù hợp và xứng đáng, tuy nhiên, nghĩa vụ này trước hết thuộc về giáo phận mà ngài đã phục vụ.

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2940
Tin tức liên quan
Tin tức mới cập nhật
Video
Trở Lại Đi Con Ơi ! - Ca Đoàn Thánh Gia
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  1656
 Hôm qua:  2507
 Tuần trước:  20555
 Tháng trước:  108657
 Tất cả:  12325963

Copyright @ 2013 Giáo Dân Tân Thái Sơn

Mọi ý kiến đóng góp và bài viết xin vui lòng gửi qua Email: Canhtanthaison@gmail.com

Thiết kế bởi webso.vn